Khẩu trang cúng cô hồn 170.000 đồng/cái gây choáng
Trong tháng 7, nếu như các ngành bất động sản, ô tô, vàng,… chung cảnh ế ẩm thì các cửa hàng vàng mã, đồ cúng,... lại có doanh số phát triển vượt trội.
Tháng 7 âm lịch theo quan niệm truyền thống là tháng cô hồn, người dân thường lên chùa dâng hương, làm cỗ cúng dâng các linh hồn đã khuất, là truyền thống ý nghĩa mang nét văn hóa tâm linh sâu sắc với người Việt và một số quốc gia châu Á.
Phố Hàng Mã ngập tràn các sản phẩm vàng mã là đồ lễ cúng người đã khuất trong tháng "cô hồn"
Thông thường, trong tháng 7 nhiều người sẽ kiêng kỵ làm các việc lớn như khởi công, khai trương, mua nhà đất, ô tô, xe máy, vàng, đồ gia dụng có giá trị,... Do đó, thị trường nói chung luôn chứng kiến sự sụt giảm sức mua từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, trái ngược với thị trường chung, trong tháng 7 các cửa hàng vàng mã, đồ cúng,... lại có doanh số phát triển vượt trội.
Nếu như hàng năm, các gia đình thường mua vàng mã, đốt tiền âm, xe, nhà, quần áo,... thì năm nay trong số lễ vật dâng cúng người âm còn có thêm cả khẩu trang.
Với quan niệm "trần sao âm vậy", tại Singapore một cửa hàng vàng mã đã bắt kịp xu hướng rất nhanh khi bày bán khẩu trang bằng giấy để cúng cô hồn.
Khẩu trang giấy cúng tổ tiên tại Singapore có giá 170.000 đồng được nhiều người mua
Những bức ảnh về "khẩu trang dành cho tổ tiên" được một người dân Singapore chia sẻ đã gây sự chú ý không nhỏ đối với cộng đồng mạng nước này.
Được biết, mỗi chiếc khẩu trang giấy có giá không hề rẻ: 170.000 VNĐ nhưng vẫn được khá nhiều người mua về để... cô hồn đeo.
Nhiều người đùa vui rằng "hãy gửi sản phẩm này đến cho ai không chịu đeo khẩu trang ra đường để họ ý thức được nếu không tuân thủ quy định thì sẽ thành người âm ngay" và "nên sản xuất cả điện thoại có cài sẵn "khai báo y tế" cho người âm".
Tại Việt Nam, phóng viên khảo sát các cửa hàng bán đồ hàng mã trên phố Hàng Mã truyền thống cho thấy, có rất nhiều mặt hàng dùng làm lễ cúng cô hồn được bày bán như ngựa, ô tô, ti vi, tủ lạnh, quần áo, giày dép, mũ nón,… tuy nhiên không cửa hàng nào bán khẩu trang giấy.
Tuy nhiên, tại các cửa hàng bán đồ hàng mã trên phố Hàng Mã truyền thống không có mặt hàng này
Bà Nguyễn Thị H. chủ một cửa hàng vàng mã trên phố Hàng Mã cho biết, các sản phẩm truyền thống cửa hàng có đầy đủ nhưng khẩu trang thì không có, các cửa hàng khác cũng không có mặt hàng này.
“Nhiều người mua sắm đồ lễ cúng cho người âm từ đầu tháng 7, nhưng tôi chưa thấy có ai hỏi mặt hàng khẩu trang. Nếu khách hàng cần, chúng tôi sẽ nhận làm bổ sung theo yêu cầu” – bà H. cho hay.
"Nếu khách hàng cần làm đồ lễ riêng, chúng tôi sẽ nhận làm theo yêu cầu" - chủ một cửa hàng cho biết
Tương tự, tại cửa hàng vàng mã đối diện, khi được hỏi về khẩu trang, bà L – chủ cửa hàng cũng vui vẻ nói: “Chỉ những người ở trên trần không ý thức giữ gìn nên mới xảy ra dịch, với những người dưới âm tôi tin là không xảy ra dịch bệnh đâu”.
Chủ các cửa hàng bán vàng mã cho biết, năm nào cũng vậy từ đầu tháng 7 đã có nhiều người mua sắm lễ cúng, song chợ tấp nập nhất từ ngày mùng 10 đến ngày 15.
Năm nào cũng vậy, đến tháng 7 âm lịch phố Hàng Mã lại tấp nập từ ngày mùng 10 đến ngày 15
Để chuẩn bị cho những ngày cao điểm, nhiều cửa hàng đã nhập hàng về trước cả tháng.
Với những đơn hàng lớn, được vận chuyển bằng xe tải.
Gần hơn và lấy số lượng ít thì được vận chuyển bằng xe đạp, xe lam.
Giống như nhiều quốc gia châu Á, dịp này, dù đã có những khuyến cáo của chính phủ các nước về việc hạn chế đốt nhưng vàng mã vẫn là mặt hàng bán rất chạy.
Cũng chính vì lẽ đó mà ngay từ đầu tháng 7 âm lịch mặt hàng này đã được bày bán ngập các khu chợ truyền thống trên cả nước.
Nguồn: [Link nguồn]
Các mặt hàng chất đầy kho, chờ xuất đi để phục vụ rằm tháng 7 Âm lịch sắp tới. Theo các tiểu tương ở phố Hồ (Bắc...