Vi rút SARS-CoV-2 có thể lây qua hàng chục tấn nông sản giải cứu không?

Mặc dù mỗi ngày có hàng chục tấn nông sản của Hải Dương được bán “giải cứu” tại Hà Nội nhưng không ít người băn khoăn, lo ngại rằng, vi rút SARS-CoV-2 có thể lây qua được thực phẩm, hàng hóa hay không?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản của tỉnh Hải Dương gặp không ít khó khăn. Để giúp người dân, đặc biệt là nông dân và các hợp tác xã sản xuất nông sản tại Hải Dương vượt qua khó khăn, nhiều địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

Một lượng nông sản lớn từ Hải Dương được vận chuyển lên Hà Nội bán với giá "giải cứu".

Một lượng nông sản lớn từ Hải Dương được vận chuyển lên Hà Nội bán với giá "giải cứu".

Một điểm bán hàng giải cứu tại Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội).

Một điểm bán hàng giải cứu tại Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tại Hà Nội, những ngày gần đây, hàng trăm điểm bán nông sản với giá giải cứu được hình thành, từ các cá nhân tự phát đến các hệ thống siêu thị lớn nhỏ nhằm  tiêu thụ nông sản, rau củ quả cho bà con vùng dịch.

Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng lo ngại khi mua và sử dụng hàng hóa đến từ vùng dịch.

Chị Thảo, trú tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, khi thấy Hà Nội xuất hiện các điểm bán nông sản giúp bà con vùng dịch, chị đã không ngần ngại ra mua ủng hộ.

Ngoài những người sẵn sàng đứng ra mua hàng giải cứu thì còn không ít người có tâm lý lo ngại khi mua hàng hóa từ vùng dịch.

Ngoài những người sẵn sàng đứng ra mua hàng giải cứu thì còn không ít người có tâm lý lo ngại khi mua hàng hóa từ vùng dịch.

“Hàng giải cứu bán với giá rất rẻ nhưng lại bán theo túi từ 10-20kg. Tôi mua mỗi loại 1 túi rồi về chia cho hàng xóm mỗi người vài kg. Nhiều người rất vui vẻ đón nhận nhưng nhiều người tỏ ra không thích vì họ không biết rau củ đến từ Hải Dương liệu có chứa virut lây bệnh Covid-19 hay không”, chị Thảo cho hay.

Cũng trong tình huống tương tự, chị Hương, trú tại Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, khi chị mua ổi “giải cứu” lên công ty để mời mọi người cùng ăn thì vẫn có người ngại “nhiễm” virut nên không ăn.

Trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Hải - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết, việc sản xuất hàng hóa, nông sản tại Hải Dương đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối khi các đối tượng nhiễm Covid-19 hay những người có liên quan đều được truy vết, kiểm soát chặt chẽ.

Hàng nông sản từ vùng dịch được cam kết đã qua kiểm dịch.

Hàng nông sản từ vùng dịch được cam kết đã qua kiểm dịch.

Theo ông Hải, những địa phương không xuất hiện ca nhiễm Covid-19 vẫn hoạt động sản xuất, thu hoạch bình thường. Đối với các đối tượng bị cách ly tại nhà, không ra đồng thu hoạch được nông sản thì sẽ được bố trí nhân lực từ các địa phương khác không có dịch về hỗ trợ thu hoạch.

Nông sản sau khi được thu hoạch sẽ tiến hành đóng gói, cho vào bao bì và phun khử khuẩn bao bì rồi mới mang đi tập kết và vận chuyển. Xe chở nông sản cũng được phun khử khuẩn trước khi cho hàng hóa lên. Hơn nữa, các phương tiện, hàng hóa từ Hải Dương đến Hà Nội và các tỉnh lân cận đều phải qua hàng chục chốt kiểm dịch. Mỗi chốt đều tiến hành phun khử khuẩn mới cho đi qua.

Ngoài các điểm bán tự phát, một số siêu thị lớn cũng đứng ra tiêu thụ nông sản giúp nông dân Hải Dương.

Ngoài các điểm bán tự phát, một số siêu thị lớn cũng đứng ra tiêu thụ nông sản giúp nông dân Hải Dương.

“Chúng tôi cũng có những cố gắng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm loại bỏ tâm lý e dè của người tiêu dùng đối với hàng hóa nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đang có dịch như đảm bảo tuân thủ chặt chẽ hơn việc khử khuẩn. Để bà con có thể yên tâm, nông sản từ Hải Dương đi ra hoàn toàn yên tâm về vấn đề chất lượng và sự an toàn”, ông Hải nhấn mạnh.

Nông dân Hà Nội trắng tay vì rau, củ bán giá 1000 đồng không ai mua

Không chỉ nông dân Hải Dương mà ngay cả nông dân ở ngoại thành Hà Nội cũng đang phải chịu những “đòn đau” do...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN