Hà Nội xây dựng “vùng xanh” nông sản đảm bảo sản xuất cung ứng cho toàn thành phố

Trong thời điểm thực hiện phòng chống COVID-19, các chuỗi sản xuất khép kín tại “vùng xanh” của Hà Nội phát huy tác dụng, giúp người nông dân sản xuất an toàn, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Do tình hình dịch COVID-19 vẫn đang có nhiều diễn biến mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã nỗ lực tổ chức sản xuất tại các “vùng xanh” đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không để đứt gãy chuỗi cung ứng ra thị trường, nhất là từ nay cho đến cuối năm, nhu cầu tiêu thụ nông sản, thực phẩm tăng cao.

Cụ thể, tại các huyện Vùng 2 như Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm… đã chủ động triển khai phương án hoạt động nhằm mục tiêu không để đứt gãy sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm phòng, chống dịch trong tình hình mới. Các hoạt động nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực tổng hợp: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, nước sạch…

“Vùng xanh” nông sản cung cấp hàng nghìn tấn rau củ, đảm bảo nhu cầu lương thực thiết yếu của người dân trên toàn thành phố.

“Vùng xanh” nông sản cung cấp hàng nghìn tấn rau củ, đảm bảo nhu cầu lương thực thiết yếu của người dân trên toàn thành phố.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, ngành nông nghiệp Hà Nội và các địa phương đã hướng dẫn người dân xây dựng “vùng xanh”, bảo đảm hoạt động sản xuất.

Theo đó, mỗi gia đình hằng ngày chỉ để một người ra đồng làm việc; công nhân ở lại các trang trại chăn nuôi làm việc. Hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường, không làm giảm năng suất lao động.

Chia sẻ với phóng viên, ông Thiều Văn Son – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cho biết, từ ngày 6/9 đến nay các vùng nông nghiệp của Đan Phượng vẫn đang tiếp tục sản xuất: diện tích thu hoạch rau củ quả từ 6/9 là 177,5ha với 1.150 tấn; thu hoạch trái cây trên diện tích 79,5ha với 1.132 tấn hoa quả. Ngoài ra, các hộ nông dân cũng cung cấp đủ thịt, trứng, thủy sản… cho người tiêu dùng trên toàn thành phố.

Dù trong gia đoạn tâm dịch, nhiều ngành kinh tế, sản xuất bị ảnh hưởng nhưng tăng trưởng của nông nghiệp Hà Nội trong 7 tháng qua vẫn đạt hơn 3%.

Cũng theo ông Tạ Văn Tường, trong vụ Đông sắp tới, Hà Nội sẽ gieo trồng 12.932 ha; đồng thời, mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ Đông sớm với khoảng từ 500-600ha.

Về chăn nuôi, Hà Nội duy trì đàn bò 164.000 con, đàn gia cầm 40 triệu con; tiếp tục phát triển đàn lợn lên 1,8 triệu con; đồng thời, tăng diện tích sản xuất thủy sản để đạt sản lượng 120.000 tấn/năm. 

Nông dân ở “vùng xanh” vẫn có thể duy trì tốt hoạt động sản xuất, trong khi đó, người dân ở “vùng đỏ” cũng không lo thiếu lương thực, thực phẩm.

Nông dân ở “vùng xanh” vẫn có thể duy trì tốt hoạt động sản xuất, trong khi đó, người dân ở “vùng đỏ” cũng không lo thiếu lương thực, thực phẩm.

Ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh, cho hay việc phân chia khu vực giúp các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn.

Các xã “vùng xanh” không có ca mắc Covid-19 phát sinh, thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng các biện pháp cao hơn.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ, cho biết huyện đã chỉ đạo các đoàn thể trên địa bàn chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Mặt khác, huyện cũng tập trung hướng dẫn người dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường để bảo đảm nguồn cung nông sản cho người tiêu dùng, đặc biệt là vào dịp cuối năm. 

Trong thời điểm thực hiện phòng chống dịch COVID-19, các chuỗi sản xuất khép kín của Hà Nội cũng phát huy tác dụng, giúp người nông dân sản xuất an toàn, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, cho rằng thành phố đã xây dựng được tổng số 141 chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản. Không chỉ giúp gia tăng giá trị kinh tế từ 15-20%, các chuỗi liên kết còn góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ việc nông sản có xuất xứ, nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong ổn định nguồn cung lương thực, thực phẩm.

Về phía các doanh nghiệp cung ứng, sản xuất chế biến thực phẩm cũng cho biết, các đơn vị vẫn đảm bảo tối đa năng lực sản xuất và đang đề xuất các cơ quan chức năng tạo điều kiện hơn nữa cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Người dân xếp hàng chờ cắt tóc sau gần 2 tháng thực hiện cách ly toàn xã hội

Hầu hết các cửa hàng cắt tóc, gội đầu đều kín chỗ trong ngày đầu tiên được mở cửa trở lại sau gần 2 tháng nghỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN