Hà Nội: Quần áo giảm sốc 80% vẫn không bóng người, nhiều chủ ki-ốt bỏ buôn vì "đói" khách

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mặc dù vẫn mở cửa và có chương trình giảm giá nhưng các cửa hàng quần áo thời trang tại Hà Nội vẫn rơi vào tình trạng không một bóng khách.

Theo như ghi nhận của Người Đưa Tin Pháp Luật, các cửa hàng thời trang quần áo không nằm trong danh mục cần phải đóng cửa. Tuy nhiên, những cửa hàng thời trang tại Hà Nội cũng phải chịu cảnh không bóng người tới mua.

Theo như ghi nhận của Người Đưa Tin Pháp Luật, các cửa hàng thời trang quần áo không nằm trong danh mục cần phải đóng cửa. Tuy nhiên, những cửa hàng thời trang tại Hà Nội cũng phải chịu cảnh không bóng người tới mua.

Theo ghi nhận của phóng viên tại các phố thời trang lớn ở Hà Nội như: Cầu Giấy; Chùa Bộc; Bà Triệu; Phạm Ngọc Thạch… Hàng loạt cửa hàng treo biển giảm giá từ 10 – 80%, thậm chí sale “sốc” toàn bộ sản phẩm thay vì chỉ số ít hàng tồn kho hoặc thu, đông như những năm trước. Tuy vậy, khách đến trực tiếp mua hàng không đông thậm chí có cửa hàng cả bảo vệ và nhân viên đều… ngủ gật.

Theo ghi nhận của phóng viên tại các phố thời trang lớn ở Hà Nội như: Cầu Giấy; Chùa Bộc; Bà Triệu; Phạm Ngọc Thạch… Hàng loạt cửa hàng treo biển giảm giá từ 10 – 80%, thậm chí sale “sốc” toàn bộ sản phẩm thay vì chỉ số ít hàng tồn kho hoặc thu, đông như những năm trước. Tuy vậy, khách đến trực tiếp mua hàng không đông thậm chí có cửa hàng cả bảo vệ và nhân viên đều… ngủ gật.

Mặc dù sale nhưng các cửa hàng quần áo đều rơi vào tình trạng chung vắng bóng khách hàng tới mua.

Mặc dù sale nhưng các cửa hàng quần áo đều rơi vào tình trạng chung vắng bóng khách hàng tới mua.

Chị Nguyễn Thị Thy - Chủ một cửa hàng thời trang nữ trên phố Chùa Bộc (Hà Nội) cho biết: “Tình trạng này không phải mới xảy ra, chúng tôi buộc phải tự mình tìm cách thích nghi. Cửa hàng của tôi giờ chỉ có duy nhất 1 nhân viên làm nhiệm vụ chốt đơn và tôi là người bán chính. Doanh thu của shop hiện tại được duy trì chủ yếu nhờ việc bán online”.

Chị Nguyễn Thị Thy - Chủ một cửa hàng thời trang nữ trên phố Chùa Bộc (Hà Nội) cho biết: “Tình trạng này không phải mới xảy ra, chúng tôi buộc phải tự mình tìm cách thích nghi. Cửa hàng của tôi giờ chỉ có duy nhất 1 nhân viên làm nhiệm vụ chốt đơn và tôi là người bán chính. Doanh thu của shop hiện tại được duy trì chủ yếu nhờ việc bán online”.

Cũng theo chị Thy, khó khăn lớn nhất ở giai đoạn này là nguồn hàng khan hiếm và chi phí duy trì cửa hàng như: Tiền thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng, chi phí chạy quảng cáo trên các trang thương mại điện tử… Doanh thu cửa hàng từ tháng 2 đến đầu tháng 5 giảm khoảng 40% so với giai đoạn trước Tết Nguyên Đán.

Cũng theo chị Thy, khó khăn lớn nhất ở giai đoạn này là nguồn hàng khan hiếm và chi phí duy trì cửa hàng như: Tiền thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng, chi phí chạy quảng cáo trên các trang thương mại điện tử… Doanh thu cửa hàng từ tháng 2 đến đầu tháng 5 giảm khoảng 40% so với giai đoạn trước Tết Nguyên Đán.

Anh Quốc Bình từng thuê cửa hàng mặt tiền đường Cầu Giấy (Hà Nội) làm cửa hàng kinh doanh áo phông unisex (áo dành cho cả nam và nữ đều mặc được). Tuy nhiên sau 2 năm, anh vừa quyết định trả mặt bằng phố, chuyển về thuê trong ngách nhỏ thuộc ngõ Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) để làm cơ sở bán hàng online.

Anh Quốc Bình từng thuê cửa hàng mặt tiền đường Cầu Giấy (Hà Nội) làm cửa hàng kinh doanh áo phông unisex (áo dành cho cả nam và nữ đều mặc được). Tuy nhiên sau 2 năm, anh vừa quyết định trả mặt bằng phố, chuyển về thuê trong ngách nhỏ thuộc ngõ Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) để làm cơ sở bán hàng online.

Thuê cửa hàng trong ngõ, anh Bình cắt giảm được hai nhân viên và một bảo vệ do không phải thường xuyên tiếp khách hàng trực tiếp. Hiện chỉ có một nhân viên giúp anh chốt đơn hàng, trả lời thắc mắc của khách, đóng gói và giao hàng cho bên vận chuyển.

Thuê cửa hàng trong ngõ, anh Bình cắt giảm được hai nhân viên và một bảo vệ do không phải thường xuyên tiếp khách hàng trực tiếp. Hiện chỉ có một nhân viên giúp anh chốt đơn hàng, trả lời thắc mắc của khách, đóng gói và giao hàng cho bên vận chuyển.

Thay đổi để thích nghi là yêu cầu bắt buộc của các cơ sở kinh doanh trong thời điểm dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Sự phát triển của các trang thương mại điện tử, mạng xã hội thời điểm này trở thành một “trợ thủ” đắc lực cho nhiều cửa hàng kinh doanh phân khúc bán lẻ.

Thay đổi để thích nghi là yêu cầu bắt buộc của các cơ sở kinh doanh trong thời điểm dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Sự phát triển của các trang thương mại điện tử, mạng xã hội thời điểm này trở thành một “trợ thủ” đắc lực cho nhiều cửa hàng kinh doanh phân khúc bán lẻ.

Ghi nhận của phóng viên tại chợ Ngã Tư Sở, cảnh tượng đìu hiu, không một bóng khách qua lại sáng ngày 29/5. Mặc dù vẫn được phép mở cửa hoạt động nhưng nhiều ki-ốt thời trang ở đây vẫn đóng cửa.

Ghi nhận của phóng viên tại chợ Ngã Tư Sở, cảnh tượng đìu hiu, không một bóng khách qua lại sáng ngày 29/5. Mặc dù vẫn được phép mở cửa hoạt động nhưng nhiều ki-ốt thời trang ở đây vẫn đóng cửa.

Cô Mai bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở cho biết, bản thân bán hàng ở đây hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ rơi vào tình trạng này. “Hiện nay, cứ thứ 7 tôi lại ra ki-ốt để dọn dẹp vì đóng cửa lâu thì bụi bẩn”, cô Mai nói.

Cô Mai bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở cho biết, bản thân bán hàng ở đây hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ rơi vào tình trạng này. “Hiện nay, cứ thứ 7 tôi lại ra ki-ốt để dọn dẹp vì đóng cửa lâu thì bụi bẩn”, cô Mai nói.

Thậm chí không có khách qua lại hỏi mua hàng, nhiều chủ ki-ốt còn “bỏ cửa hàng” đi tán gẫu với các chủ cửa hàng khác.

Thậm chí không có khách qua lại hỏi mua hàng, nhiều chủ ki-ốt còn “bỏ cửa hàng” đi tán gẫu với các chủ cửa hàng khác.

Trong lúc chờ người mua hàng, các chủ ki-ốt “làm bạn” với những chiếc điện thoại thông minh.

Trong lúc chờ người mua hàng, các chủ ki-ốt “làm bạn” với những chiếc điện thoại thông minh.

Khi lượng khách tới chợ càng ngày càng vắng vẻ thì rất nhiều người đã tự động nghỉ để tìm công việc khác làm ra tiền để duy trì cuộc sống. “Mùa dịch này chỉ đi làm cho vui thôi”, cô Mai chia sẻ.

Khi lượng khách tới chợ càng ngày càng vắng vẻ thì rất nhiều người đã tự động nghỉ để tìm công việc khác làm ra tiền để duy trì cuộc sống. “Mùa dịch này chỉ đi làm cho vui thôi”, cô Mai chia sẻ.

 Chú Đại – chủ 1 ki-ốt quần áo hơn 20 năm ở đây chia sẻ, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì nhu cầu của người dân cũng chuyển mạnh sang việc tới các trung tâm thượng mại, siêu thị để mua sắm chứ không vào chợ truyền thống nữa. Lượng khách hàng chủ yếu dành riêng cho người lao động, còn đối với giới trẻ thì ít lắm.

 Chú Đại – chủ 1 ki-ốt quần áo hơn 20 năm ở đây chia sẻ, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì nhu cầu của người dân cũng chuyển mạnh sang việc tới các trung tâm thượng mại, siêu thị để mua sắm chứ không vào chợ truyền thống nữa. Lượng khách hàng chủ yếu dành riêng cho người lao động, còn đối với giới trẻ thì ít lắm.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn buffet thừa quá nhiều, người đàn ông bị phạt tiền, khi rời đi chủ nhà hàng vội vã đuổi theo

Người đàn ông cùng gia đình rời khỏi nhà hàng nhưng chủ quán lại có phản ứng không thể ngờ tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hữu Thắng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN