Hà Nội: Phát hiện cơ sở kinh doanh có dấu hiệu “găm” hàng nghìn khẩu trang

Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Thanh Xuân phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 4 vừa mới phát hiện một cơ sở kinnh doanh với hàng nghìn khẩu trang, có dấu hiệu đầu cơ găm hàng.

Ngày 11/2/2020, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Thanh Xuân phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 4 tiến hành khám nơi tập kết hàng hóa tại địa chỉ trước cửa số nhà 90, ngõ 167 phố Sơn Tây, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

Cơ quan điều tra phát hiện hàng nghìn khẩu trang không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ

Cơ quan điều tra phát hiện hàng nghìn khẩu trang không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ

Qua khám xét cho thấy, hàng hóa đang tập kết gồm 1.000 hộp (tương đương 90.000 chiếc) khẩu trang y tế các loại do các cơ sở trong nước sản xuất.

Cơ quan điều tra cho biết, số hàng trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chủ hàng là ông Đào Hoàng Quân, sinh năm 1988.

Theo cơ quan điều tra, chủ cửa hàng có hành vi đầu cơ, "găm hàng"

Theo cơ quan điều tra, chủ cửa hàng có hành vi đầu cơ, "găm hàng"

Theo cơ quan điều tra, chủ cửa hàng có hành vi vi phạm mua gom hàng nhằm bán lại thu lợi bất chính khi có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa trong thời điểm dịch bệnh, có dấu hiệu đầu cơ găm hàng.

Trao đổi với phóng viên, Trung úy Trần Trung Hiếu, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Thanh Xuân cho biết, hiện cơ quan điều tra đang chờ xử lý để điều tra về hành vi đầu cơ. Nếu đủ căn cứ sẽ khởi tố.

Được biết, theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, tình trạng khan hiếm và đầu cơ, găm hàng, nâng giá khẩu trang vẫn diễn ra, với số vụ kiểm tra, giám sát và xử lý đến nay là gần 3.500 vụ.Ông Trần Hữu Linh, tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết hành vi vi phạm chủ yếu là găm hàng, không niêm yết giá, nâng giá bất hợp lý.

Tại các nhà thuốc ở Hà Nội, tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế vẫn diễn ra phổ biến. Một số doanh nghiệp như dệt kim Đông Xuân, Canifa bán ra chủ yếu là khẩu trang vải, với số lượng hạn chế. 

Tại TP.HCM, theo ông Linh, một số nhà thuốc và chuỗi cửa hàng tiện lợi đều thông báo hết khẩu trang, nhưng lại phát hiện một số lượng lớn khẩu trang với 150.000 cái vận chuyển cho khách để xuất đi nước ngoài.

Đặc biệt tại Bắc Ninh, cơ quan quản lý thị trường cho biết đã phát hiện tình trạng người dân gom và nâng giá bán khẩu trang. 

Cụ thể, phát hiện 10 thùng khẩu trang kháng khuẩn đã tiệt trùng nhãn hiệu Quyền Anh có địa chỉ sản xuất tại Bắc Ninh nhưng lại chưa xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang xác minh thông tin số khẩu trang trên có phải là khẩu trang mới, bảo đảm chất lượng hay không để có biện pháp xử lý.

Theo Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/2: Bộ Công an, Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ… Chẳng hạn, các hành vi găm hàng, tăng giá khẩu trang, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch, đưa tin thất thiệt về dịch bệnh, kể cả khởi tố điều tra xử lý theo quy định pháp luật hình sự.

”Chặt chém” hộp khẩu trang 200.000 đồng, bị phạt 50 triệu đồng

Khách hàng đã quay lại clip việc nhân viên công ty dược hét giá khẩu trang và gửi tới Trung tâm Giám sát điều hành đô thị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN