Giật mình tiêu chuẩn để ốc bươu vàng, châu chấu, dế… xuất sang châu Âu

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các món ăn truyền thống làm từ côn trùng như ốc bươu vàng, muồm muỗm, châu chấu, dế... khi xuất sang châu Âu được coi là "thực phẩm mới" cần phải trải qua đánh giá, báo cáo chứng minh tiêu thụ an toàn trong ít nhất 25 năm.

Trong gần hai tháng đầu năm 2025, EU đã gửi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm hạt điều, tôm chế biến, nước giải khát, hạt é khô và thịt ốc bươu. Nguyên nhân chính dẫn đến các cảnh báo này là do vi phạm các quy định của EU, dẫn đến việc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm.

Sáng 24/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị triển khai biện pháp tăng cường tuân thủ quy định ATTP của thị trường EU được Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (gọi tắt là SPS Việt Nam) và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức.

Hội nghị "Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU" được tổ chức bằng hình thức trực tiếp phối hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại trụ sở Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội nghị "Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU" được tổ chức bằng hình thức trực tiếp phối hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại trụ sở Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại đây, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh 2 nội dung về “thực phẩm mới” và “sản phẩm hỗn hợp”. Đây là vấn đề đang khiến doanh nghiệp lúng túng. Trong số 8 cảnh báo về thực phẩm mới trong 2 tháng đầu năm 2025 của EU, đáng chú ý có 4 cảnh báo liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50%.

Theo ông Nam, “thực phẩm mới” là bất kỳ loại thực phẩm nào không được sử dụng để tiêu thụ cho con người ở mức đáng kể trong Liên minh châu Âu trước ngày 15/5/1997. Chi tiết được nêu tại Quy định (EU) 2015/2283. Danh sách thực phẩm mới được cấp phép tại Quy định (EU) 2018/1023. Hiện nay, mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU của Việt Nam thuộc thực phẩm mới gồm: Hạt é khô và các sản phẩm nước ngọt hương vị trái cây có chứa hạt é, thịt ốc bươu...

Ngoài ra EU quy định "thực phẩm mới" là thực phẩm truyền thống đến từ quốc gia ngoài EU. Đơn cử, các món ăn truyền thống làm từ côn trùng như muồm muỗm, châu chấu, dế... ở các nước Đông Nam Á khi xuất khẩu sang EU thì họ coi là thực phẩm mới.

Thịt ốc bươu xuất khẩu từ Việt Nam cũng nhận cảnh báo từ EU với lý do "thực phẩm mới chưa được cấp phép" vì đây là thức ăn truyền thống từ quốc gia ngoài EU, do đã được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhưng chưa được sử dụng tại thị trường châu Âu.

Ốc bươu xuất khẩu cần đáp ứng tiêu chuẩn mới

Ốc bươu xuất khẩu cần đáp ứng tiêu chuẩn mới

Tất cả các loại thực phẩm mới đều cần phải trải qua đánh giá, báo cáo chứng minh tiêu thụ an toàn trong ít nhất 25 năm thì mới được xuất khẩu vào EU.

Để xuất khẩu thực phẩm mới vào EU thì thực phẩm này phải đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không gây tác động đến chế độ ăn uống của con người, không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Chuẩn bị hồ sơ cấp phép thực phẩm mới thì thực phẩm cần có chứng minh về nguồn gốc, quy trình sản xuất, bằng chứng về mức độ tiêu thụ trước đây và có đánh giá an toàn thực phẩm theo quy định của EU như đánh giá thành phần dinh dưỡng, tác động sinh học, độc tính và đề xuất cách sử dụng, dán nhãn theo quy định của EU.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan an toàn thực phẩm của EU sẽ đánh giá an toàn, có thể kéo dài trong 6-18 tháng, nếu đạt yêu cầu mới được phép.

Hiện, một số doanh nghiệp chưa đăng ký lưu hành các sản phẩm có chứa thành phần từ “thực phẩm mới” theo quy định của EU. Ngoài ra, có trường hợp khai báo không trung thực về nguyên liệu, đặc biệt là các thành phần có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng. Một số sản phẩm chứa phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt mức quy định, dẫn đến việc EU buộc phải thu hồi ngay lập tức. Hơn nữa, nhiều lô hàng có thành phần từ động vật nhưng không thực hiện kiểm dịch thú y tại cửa khẩu, vi phạm các quy định an toàn sinh học của EU.

Trong khi đó, “sản phẩm hỗn hợp” nếu chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật, thì nguyên liệu từ động vật phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm động vật vào EU.

EU cũng đã ban hành quy định mới về nhóm sản phẩm tổng hợp tại Quy định (EC) 2022/2292 và có hiệu lực từ ngày 15/12/2022. EU quy định những sản phẩm có thành phần từ động vật đã qua chế biến và các nguyên liệu thực vật làm thay đổi đặc tính của sản phẩm nguồn gốc động vật được coi là sản phẩm tổng hợp.

"Tất cả các sản phẩm tổng hợp, trong đó bao gồm bánh cáy, muốn xuất khẩu vào EU phải được sản xuất từ các cơ sở được EU phê duyệt và đặt tại quốc gia được EU cho phép xuất khẩu. Đó là 2 yếu tố cần lưu ý, bên cạnh nguồn nguyên liệu đạt chuẩn và được EU cấp phép trong các phụ lục của Quy định (EC) 2022/2292," ông Nam cho hay.

Anh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Nguyên ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN