Đau đầu vì bia bán chậm, chủ đại lý, cửa hàng tạp hóa khốn đốn vì tác động kép
Không chỉ những nhà hàng, quán nhậu chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động kép của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) và dịch Covid-19. Nhiều chủ đại lý, cửa hàng tự chọn, tạp hóa cũng đang đau đầu do nhu cầu mua bia của người dân sụt giảm mạnh thời gian qua.
Kể từ khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) có hiệu lực ngày 1/12020 và những diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt hệ thống nhà hàng, quán nhậu lớn trên cả nước phải tạm thời đóng cửa hoặc thu hẹp mặt bằng kinh doanh.
Không chỉ các nhà hàng, quán nhậu lo lắng trước ảnh hưởng kép của Nghị định 100 và dịch Covid-19, những cửa hàng tự chọn, cửa hàng tạp hóa bán lẻ bia và các đại lý bia cũng đang chật vật, đối mặt với nhiều khó khăn do lượng hàng tồn lớn từ Tết nguyên đán 2020 đến nay.
Nhiều chủ cửa hàng tự chọn và bán lẻ thừa nhận tình hình tiêu thụ bia rất chậm, nhiều người bị chôn vốn lớn vào mặt hàng này
Chị Linh (chủ một cửa hàng tự chọn tại Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết để chuẩn bị cho đợt bán hàng Tết nguyên đán Canh Tý 2020, gia đình chị đã đầu tư cả trăm triệu đồng để nhập về 500 thùng, két bia các loại.
Chị tính toán, chỉ cần bán hết số hàng bia này sẽ giúp cho gia đình có một cái tết đầm ấm, sung túc. Bởi những năm trước, chỉ riêng bán bia trong mấy ngày trước Tết đã cho gia đình mức lợi nhuận từ 7-10 triệu đồng.
Tuy nhiên, do những lo ngại về mức xử phạt nặng từ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP khiến sức mua của người dân, các văn phòng, công ty trong khu vực dịp Tết Nguyên đán vừa qua sụt giảm không phanh. Nhiều gia đình trước đây mua cả chục thùng bia chuẩn bị cho con cháu gặp nhau ăn uống trong dịp Tết thì nay chỉ mua 1-2 thùng.
Sức mua sụt giảm, nên ngay trong những ngày cao điểm bán hàng Tết thì cửa hàng cũng chỉ bán được từ 10-15 thùng, két bia các loại. Kết thúc vụ bán bia Tết, cửa hàng còn tồn tới gần 300 thùng, két bia trong kho. Lượng bia tồn nhiều khiến gia đình có cái Tết kém vui so với mọi năm. Chị hi vọng số còn lại sẽ được bán hết trong những ngày hội làng đầu năm.
Nhưng hi vọng của chị một lần nữa không thể thực hiện được bởi diễn biến khó lường của dịch Covid-19 thời gian qua đã khiến những lễ hội của các làng trong khu vực bị hủy, không được tổ chức. Cùng với đó, nhu cầu gặp mặt, liên hoan của các gia đình, công ty, văn phòng trong khu vực dịp đầu năm cũng giảm sút nên đến nay chị vẫn còn một lượng bia khá lớn chưa bán hết.
Dù hạn sử dụng của bia khá dài nhưng với số vốn chôn vào lên tới vài chục triệu đồng và chưa biết khi nào có thể thu hồi được cũng khiến chị và gia đình có phần lo lắng. Bên cạnh đó, bia tồn đang chiếm diện tích lớn tại kho, trong khi cửa hàng vẫn cần phải nhập thêm những mặt hàng khác để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng khiến gia đình thêm đau đầu.
Chị cho biết, khi Hà Nội công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tối ngày 6/3 vừa qua, ngay trong đêm và rạng sáng ngày 7/3, người dân trong khu vực đã đổ về cửa hàng để mua thực phẩm tích trữ. Những mặt hàng như mì tôm, phở, nước mắm, giấy ăn,… rất đắt hàng, và chị liên tục phải gọi điện báo đầu mối cung cấp hàng thêm. Tuy nhiên, hơn chục thùng, két bia được chị bày ngay trước cửa hàng thì chẳng ai màng tới cho dù giá đã giảm so với dịp Tết vừa qua từ 5.000đ đến 10.000đ/thùng.
Chị Loan thừa nhận không chỉ những cửa hàng tự chọn hay tạp hóa nhỏ lẻ mà ngay cả những đại lý kinh doanh bia năm nay cũng thất thu lớn do nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm mạnh. Chị tiết lộ có những đại lý đầu mối chuyên cung cấp bia đang tồn hàng trăm triệu tiền vốn thời điểm này là khá phổ biến.
Trao đổi với anh Tuân, chủ một đại lý bia, nước giải khát tại Hà Đông, Hà Nội, anh cũng cho biết lượng hàng tiêu thụ bia rượu trong những tháng đầu năm 2020 của đại lý đã giảm mạnh.
Ngay trong những ngày bán hàng cao điểm Tết nguyên đán 2020 vừa qua, mỗi ngày gia đình anh bán chưa nổi 100 thùng bia các loại, giảm rất nhiều so với những năm gần đây. Chính vì thế, doanh thu cũng giảm tới vài trục triệu đồng.
Để tăng sức mua của người dân trong khu vực và các cửa hàng bán lẻ, thời gian qua anh đã phải giảm giá từ 10.000-20.000 đồng mỗi thùng bia. Dù giá bán tại đại lý đã về sát với giá gốc nhưng lượng tiêu thụ vẫn không tăng là mấy.
Anh Tuân cho biết, những năm trước đây, mỗi ngày có thể xuất bán từ 150 đến 200 thùng, két bia các loại cho các đơn vị bán lẻ. Nhưng hiện tại mỗi ngày chỉ bán được từ 30 đến 40 thùng. Do lượng tiêu thụ bia thời gian qua chậm nên số lượng hàng tồn trong kho hiện còn khá nhiều.
Với hàng trăm triệu tiền vốn tồn kho không được lưu thông nên thời gian qua đại lý cũng rất hạn chế trong việc nhập thêm hàng mới. Điều này cũng ảnh hưởng đáng kể tới thu nhập của gia đình bởi một phần tiền nhập hàng cho đợt Tết vừa qua anh cũng phải đi vay mượn nhiều nơi.
Trước ảnh hưởng nặng nề từ tác động kép của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) và dịch Covid-19, những chủ đại lý, cửa hàng tự chọn, tạp hóa bán bia đang hy Hà Nội cũng như trên cả nước sớm kiểm soát được dịch Covid-19. Và vào mùa hè sắp tới sẽ giúp lượng tiêu thụ bia lon và chai trong dân sẽ sôi động hơn.
Sau một thời gian cấm biên do ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, tình hình giao thương với Trung Quốc đã dần được cải...
Nguồn: [Link nguồn]