Đặt mua khẩu trang chống dịch Covid-19 qua mạng, mất tiền triệu không biết kêu ai

Bị lừa tiền khi đặt mua khẩu trang qua mạng, nhiều người ngậm ngùi mất trắng, không biết làm cách nào để lấy lại.

Dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nhu cầu người dân tìm mua khẩu trang rất nhiều để phòng tránh lây nhiễm. Trong khi đó, khẩu trang trên thị trường khan hiếm, giá cả đắt đỏ khiến nhiều người đắn đo khi đặt mua. Một số người bán lợi dụng tình hình này để lừa tiền khách hàng bằng cách đăng bán khẩu trang với giá rẻ nhưng bắt đặt cọc tiền trước.

Chị D.M.L (Vũng Tàu) đăng bài trên các hội nhóm mua – bán khẩu trang y tế cảnh báo mọi người về một tài khoản đã lừa tiền đặt cọc của chị khi chị đặt mua khẩu trang.

Theo đó, vào đầu tháng 2, chị M.L có thấy bài đăng bán khẩu trang y tế 4 lớp giá rẻ, chỉ khoảng 7,5 triệu đồng/thùng (50 hộp), trong khi đó các bài đăng bán khác giá hầu hết đều hơn 10 triệu đồng/thùng. Thấy giá bán rẻ, chị đặt mua ngay một thùng về bán.

“Người đó nói phải đặt cọc trước 30% giá trị đơn hàng để xác nhận không hủy hàng. Tôi thấy tiền cọc cao quá nên thương lượng để cọc 1 triệu đồng mà thôi. Sau đó, họ cũng chấp nhận với mức cọc một triệu đồng và phương thức thanh toán là mua thẻ nạp điện thoại. Thùng khẩu trang y tế sẽ được nhận sau 2 ngày tính từ thời điểm tôi gửi tiền cọc”, chị kể lại.

Chị M.L cho biết đã gửi 2 chiếc thẻ nạp điện thoại trị giá 500.000 đồng/thẻ cho tài khoản mạng xã hội này khi đặt mua khẩu trang y tế 4 lớp.

Chị M.L cho biết đã gửi 2 chiếc thẻ nạp điện thoại trị giá 500.000 đồng/thẻ cho tài khoản mạng xã hội này khi đặt mua khẩu trang y tế 4 lớp.

Vì nghĩ mua được hàng giá rẻ, chị vội vã đi mua 2 thẻ nạp điện thoại với mệnh giá mỗi thẻ là 500.000 đồng/thẻ. Chị M.L cào thẻ và gửi ngay cho người bán khẩu trang y tế trên với mong muốn sớm nhận được hàng về bán.

Chờ đợi 2 ngày, chị vẫn không nhận được cuộc gọi điện thoại nào nhận hàng. Chị mới liên hệ vào số điện thoại, tài khoản mạng xã hội đều không liên lạc được (vì bị chặn). Lúc này, chị mới tá hỏa mình bị lừa mất tiền.

“Một phần là số tiền không quá lớn, tôi không trình báo công an giải quyết. Phần vì sợ gia đình biết nên cũng không muốn làm lớn chuyện. Sau đó, tôi chỉ đăng lên mạng xã hội để cảnh báo mọi người về việc này”, chị cho hay.

Tương tự, chị H.H (ở Khánh Hòa) cũng bị lừa mất 1 triệu đồng khi đặt cọc mua khẩu trang y tế 4 lớp của một tài khoản trên mạng xã hội. Chị kể: “Lúc đọc được bài đăng bán, mình thấy giá cả bình ổn nên mới đặt mua về chia sẻ cho mọi người cùng dùng. Mình đặt mua vài thùng một lúc luôn”.

Người bán yêu cầu chị phải đặt cọc tiền trước 50% giá trị đơn hàng để đảm bảo nhận hàng. Tuy nhiên, chị thấy số tiền quá lớn, lên đến vài triệu đồng nên chị thương lượng để đặt cọc 1 triệu đồng bằng hình thức chuyển khoản.

Dù đã cung cấp thông tin nhận hàng, chị đợi mãi vẫn không nhận được. Chị mới tìm lại tài khoản mạng xã hội và số điện thoại để liên lạc. Số điện thoại gọi mãi không được, tài khoản mạng xã hội cũng bị xóa mất, không tìm kiếm được. Lúc này, chị mới biết bản thân bị lừa mất tiền. 

Trả lời báo chí, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết hành vi trên đã cấu thành Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Người bị lừa tiền cần thu thập các chứng cứ chứng minh bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền như chụp lại facebook, các tin nhắn giao dịch, thỏa thuận mua bán, sao kê tài khoản ngân hàng đã chuyển tiền cho tài khoản đối tượng... để có bằng chứng.

Tiếp theo, người bị lừa tiền sẽ làm đơn tố cáo và gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện (giá trị chiếm đoạt dưới 500 triệu đồng) nơi thực hiện việc giao dịch chuyển tiền cho đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật sư cũng khuyến cáo người dân phải cẩn trọng khi mua bán hàng hóa qua mạng xã hội, cần tìm hiểu kỹ về người bán để tránh bị mất tiền.

Làm ngơ trước án phạt, khẩu trang y tế vẫn bán giá 23 triệu đồng/thùng

Dù đã có không ít cửa hàng kinh doanh bị phạt tiền vì bán khẩu trang y tế cao hơn giá thông thường, nhiều người vẫn “làm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN