Đặt mua 40 thùng táo mật trên mạng, người phụ nữ ngã ngửa khi nhận hàng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thấy giá cả hấp dẫn, hình ảnh đẹp mắt, người phụ nữ đặt 40 thùng táo mật qua mạng. Nhưng khi nhận hàng thì bật ngửa vì hàng thực tế không liên quan với quảng cáo.

Mua sắm trên mạng từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng. Không thể phủ nhận những tiện ích về thời gian, công sức và tiền bạc mà mua sắm trên mạng mang lại.

Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, thị trường mua bán trực tuyến càng sôi động. Tuy nhiên, việc mua bán trên mạng tiềm ẩn không ít rủi ro, khiến cho người mua phải ngậm ngùi nhận trái đắng. 

Chị H. gặp trải nghiệm không vui khi mua táo trên mạng.

Chị H. gặp trải nghiệm không vui khi mua táo trên mạng.

Mới đây, chị H. (Hà Nội) đã kể lại câu chuyện mua táo mật trên mạng của mình đầy bức xúc. Chị H. cho biết: “Kiếp nạn giữa hàng online và thực tế. Quảng cáo 4kg giờ cân còn 3kg. Báo có mật giờ không có mật. Gửi cho thùng còn đóng dở quả ghép lại thế này”.

Kèm theo đó là hình ảnh “bóc phốt” thùng táo mật fake của chị H. Cụ thể, người bán quảng cáo táo mật hàng biếu Tết được đóng hộp xịn xò, 1 hộp 4kg có giá 90 nghìn đồng.

Lúc đầu chị H. tính mua để biếu nên chỉ lấy 20 thùng. Chị thanh toán trước 2 triệu đồng, trong đó tiền táo 1,8 triệu đồng và tiền cước từ Thái Nguyên về Hà Nội là 200 nghìn đồng. Khi đăng lên mạng, nhiều người hỏi mua nên chị H. bán và lấy thêm 20 thùng nữa, cũng với giá 2 triệu đồng bao gồm tiền táo và phí vận chuyển.

Đặt 40 thùng táo mật trên mạng, chị H. bật ngửa vì chất lượng không liên quan những gì quảng cáo.

Đặt 40 thùng táo mật trên mạng, chị H. bật ngửa vì chất lượng không liên quan những gì quảng cáo.

Để chắc chắn, chị H. hỏi kỹ người bán về chất lượng táo và yêu cầu bổ 1 thùng 3 quả liên tiếp, quay video gửi chị H. Người bán hàng cũng khẳng định táo mật xịn.

Khi nhận hàng, chị hí hửng mở ra thì nhận thấy đây không phải táo mật mà là táo đá trộn vào. Mỗi thùng táo tính cả bìa cân lên cũng chỉ được 3kg. Đáng chú ý, trong số táo chị H. nhận được, có quả được ghép từ 2 nửa lại thành 1 quả.

Táo thực tế (ảnh trái) và táo quảng cáo trên mạng (ảnh phải).

Táo thực tế (ảnh trái) và táo quảng cáo trên mạng (ảnh phải).

Thất vọng, chị H. khiếu nại với người bán hàng thì nhận được câu trả lời: “Em ăn xem chất táo được không. Chứ mật 100% thì chả có táo nào có đâu”. Thấy vậy, chị H. đòi trả hàng nhưng bị người bán chặn liên lạc.

Chị H. cho biết thêm, bản thân cũng buôn bán 7-8 năm, nhưng mấy năm nay về hỗ trợ chồng nên nghỉ. Tết này chị tính lấy ít trái cây về biếu mọi người, tiện thể bán luôn. Mọi người cũng ủng hộ và lấy giúp chị 20 thùng táo, hiện tại vẫn còn 20 thùng.

Sau khi bài viết được chia sẻ đã nhận hàng nghìn lượt tương tác: “Táo mật như hình phải 250 nghìn/hộp 5kg mới chuẩn chị ơi”, “Ham rẻ chỉ được như vậy thôi. Năm nay hoa quả cực đắt mà bán có 90 nghìn/thùng 4kg thế mà bạn cũng mua được”, “Rẻ thế thì làm sao có hàng đẹp chị ơi. Tìm mối uy tín mà làm lâu dài chị ạ, nó cao hơn chút nhưng hàng mình đảm bảo chất lượng.”

Tuy nhiên mọi người đều đồng tình rằng, dù tiền ít hay nhiều thì người bán hàng nên buôn bán có tâm. Bên cạnh đó vẫn là sự chủ động từ chính người tiêu dùng trong việc nâng cao hiểu biết, cảnh giác khi mua hàng trên mạng.

Với giá chỉ 399.000 đồng/thùng 3 quả sầu riêng, nặng từ 8-10kg lại được quảng cáo là sầu riêng xuất khẩu, nhiều chị em “nô nức” rủ nhau mua về ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN