Dân thu gần trăm triệu/năm nhờ trồng loại cây có củ đen sì, gai sắc nhọn
Loại cây này rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ thu hoạch trong vòng 2-3 tháng nhưng có thể đem lại thu nhập khá cho người dân, có hộ thu hàng chục triệu/năm.
Cây ấu hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực (Trung Quốc), macre, krechap (Campuchia), gồm vài loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, thường sinh sống ở vùng nước đọng không quá 5m sâu. Ở nước ta, loại cây này được trồng ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.
Loại cây này thân ngắn có lông. Lá nổi có phao ở cuống, hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài 4-5cm, rộng 6-7cm, cuống dài 6-15cm, giữa có phao. Mặt trên của lá thì nhẵn, màu lục thẫm. Mặt dưới màu hung đỏ, có lông tơ. Cuống lá xốp ruột, phình ra có tác dụng như cái phao để nổi lên trên mặt nước.
Quả ấu thường gọi là "củ" vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn. Củ có 2 sừng, đầu sừng hình mũi tên. Trong quả chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng ăn được.
Ấu giúp nhiều gia đình có thu nhập khá hằng năm.
Hơn 20 năm trồng ấu, bà Nguyễn Thị Tám (trú tại xã Thụy Lôi, Tiên Lữ, Hưng Yên) cho biết loại cây này rất dễ trồng, chỉ cần ươm giống rồi chờ đến ngày thu hoạch. “Cây ấu rất dễ trồng lại sinh trưởng, phát triển tốt ở ao, đầm và những ruộng trũng. Chỉ cần ươm giống, cây sẽ tự hút chất dinh dưỡng ở bùn đất để phát triển mà không cần chăm bón gì. Sức sống của chúng dẻo dai, chỉ cần trồng một lần là thu hoạch được lâu dài”, bà nói.
Theo bà, vào khoảng tháng 2 (âm lịch), bà sẽ lấy củ ấu già, vo tròn trong nắm đất, thả xuống ao, đầm... đến độ cuối thu, đầu Đông, ấu sẽ cho thu hoạch. Người dân sẽ thu hoạch kéo dài trong khoảng 2-3 tháng là hết. Và cây ấu sẽ ít củ và tàn lụi dần sau 6-7 lần thu hoạch.
Người thu hoạch ấu thường đi theo hàng để tránh bỏ sót ấu.
“Mỗi sào sẽ cho thu hoạch được khoảng 500kg củ. Với giá bán năm nay chỉ khoảng 13.000 – 17.000 đồng/kg, mỗi sào tôi thu về từ 7-10 triệu đồng. Còn năm ngoái, giá bán ấu cao hơn, có thời điểm lên đến 20.000 đồng/kg nên thu nhập cũng cao hơn. Mức thu nhập từ ấu bao giờ cũng cao hơn 2-3 lần so với trồng lúa”, chị Nguyễn Thị Bình – người trồng 10 mẫu ấu tại thôn Đặng Xá, xã Cương Chính, Tiên Lữ, Hưng Yên.
Không chỉ trồng ấu, gia đình chị còn kết hợp thả cá phía dưới để tăng thêm thu nhập hằng năm. Chị cho rằng mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi cây ấu sẽ làm giảm nhiệt độ, không làm ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ nước vào mùa hè giúp cá phát triển tốt. Mặt khác, phân cá thải ra lại trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi cây ấu phát triển.
Một người thu hoạch được khoảng 60-80kg củ ấu/ngày,
Để thu hoạch ấu, người dân phải chèo thuyền. Các trang thiết bị cần thiết để thu hoạch là: ghế, nước uống, rổ, bao đựng ấu và đặc biệt là cần có một đôi găng tay dày để tránh bị gai ấu đâm.
Vì trồng diện tích lớn, hầu hết các hộ gia đình trồng ấu đều phải thuê người hái. “Hằng ngày, tôi bắt đầu công việc từ 6h sáng và kết thúc vào lúc 18h. 3-4 người làm thuê rủ nhau đi hái ấu. Mỗi người 1 chiếc thuyền, tự chèo và hái. Ai đầy thuyền trước sẽ đem về bờ, rồi chuẩn bị dụng cụ để đi hái tiếp cho đến khi hết thì thôi”, bà Hải – một người hái ấu thuê cho hay.
Củ ấu có thể ăn sống hoặc luộc chín để ăn.
Thời gian thu hoạch kéo dài từ 2-3 tháng là hết.
Khi thu hoạch xong, dân đem lên đường bán luôn, phần khác đem về các chợ quanh vùng để bán.
Mỗi người thu hoạch được khoảng 60-80 kg ấu mỗi ngày. Họ được trả tiền công từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày.
Những người hái ấu thường sẽ di chuyển theo hàng, một phần dễ đi, phần khác để tránh bỏ sót ấu. Nếu bỏ sót, ấu già sẽ rụng xuống bùn. Họ lại phải đi ủng cao su xuống mò vì gai ấu sắc, nhọn có thể bị đâm vào chân nếu không cẩn thận.
Củ ấu khi thu hoạch xong sẽ được đem lên bờ và rửa sạch, phân loại. Số lượng củ ấu này sẽ chia làm 2, một phần bán ngay tại đường nơi trồng ấu, phần còn lại đem về các chợ quanh vùng để bán.
Tốt nghiệp xong đại học, cô gái trẻ quyết định không đi làm thuê mà về làm các sản phẩm từ vải. Sau 7 năm gắn bó,...
Nguồn: [Link nguồn]