Chỉ trồng loại cây này, vợ chồng trẻ Đồng Tháp thu đến nửa tỷ đồng/năm

Cách đây 6 năm, một cặp vợ chồng trẻ ở Đồng Tháp đã mang 2 triệu đồng để khởi nghiệp trồng cây này. Hiện tại, họ đã có doanh thu lên đến nửa tỷ đồng/năm.

Tốt nghiệp đại học tại TP.HCM, anh Lâm Thái Dương (35 tuổi) cùng vợ của mình là chị Lê Hồ Thùy Linh (33 tuổi) ở lại thành phố khởi nghiệp làm sau sạch, nhưng cả 2 lần đều thất bại.

“Đầu năm 2013, chúng tôi góp vốn 30 triệu đồng để cùng nhóm bạn bắt tay khởi nghiệp trồng rau sạch. Lúc đó, mô hình phát triển với định hướng trồng rau trên giá thể cùng dịch vụ chăm sóc rau tại nhà cho những gia đình ở TP HCM. Mục đích phát triển nông nghiệp sạch: trồng rau hữu cơ, bắt sâu bằng tay, cả nhóm kỳ vọng mô hình nhanh chóng thu hồi vốn, có lãi. Sau một năm duy trì, mô hình cũng thất bại vì thu không đủ chi”, chị Linh kể lại kỷ niệm lần đầu 2 vợ chồng chung tay khởi nghiệp.

Anh Dương đang chăm sóc trại nấm của mình.

Anh Dương đang chăm sóc trại nấm của mình.

Sau thất bại này, vợ chồng anh lại tiếp tục đi làm thuê kiếm vốn và nuôi tiếp giấc mơ trồng rau sạch. Nhưng khởi nghiệp lần 2 cũng thất bại, vợ chồng trẻ đã quyết định về quê ở huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) để vẽ tiếp giấc mơ cung cấp rau sạch ra thị trường.

Lại tiếp tục với nông nghiệp sạch, vợ chồng anh Dương, chị Linh đã xin ông bà ngoại được 25 cuộn rơm để thử trồng nấm rơm. Sợ thất bại tiếp, anh Dương chọn 11 cuộn ủ trước, chất lên kệ tre chừng 3 m2. Qua tìm hiểu, chỉ cần nửa tháng, nấm rơm sẽ mọc lên tua tủa nhưng khi anh kiểm tra thấy rơm khô cứng, không một cây nấm.

“Lúc này, tôi chán lắm, tôi tháo kệ làm củi đun nấu, số rơm đó ném hết ra góc vườn. Không ngờ được 10 ngày sau, nấm mọc lên tua tủa và vợ chồng tôi hái được 4kg”, anh Dương vui vẻ kể lại.

Chị Linh - vợ anh Dương cho biết đang nghiên cứu thêm để mở rộng thị trường cho nấm rơm.

Chị Linh - vợ anh Dương cho biết đang nghiên cứu thêm để mở rộng thị trường cho nấm rơm.

Sau lần này, anh Dương rút kinh nghiệm, không làm kệ mà dựng chòi ủ 14 cuộn rơm còn lại. Lần này vợ chồng trẻ thu được gần 40kg nấm, lãi hơn 2 triệu đồng. Từ số tiền bán nấm này, vợ chồng anh Dương đã đi mua sắt về làm kệ, dựng thành nhà kính trồng nấm và mua rơm về làm.

“Vì kinh nghiệm không nhiều, hai vợ chồng tôi phải bôn ba khắp các vùng, đi đến các trại trồng nấm để học hỏi”, anh Dương chia sẻ. Theo anh Dương, nấm rơm cũng rất khó chăm sóc. Chỉ cần thời tiết nóng hay lạnh, nấm dễ chết; khô quá cũng chết mà ẩm quá cũng hỏng.

Để sản xuất ổn định, đầu năm nay, vợ chồng anh Dương quyết định mở trang trại rộng 1.500m2 để trồng nấm. Khu nhà này được chia thành 48 phòng, trang bị đủ giá trồng, đèn điện, quạt gió, máy sưởi, máy phun sương.

Theo anh, nấm trồng 15 ngày sẽ hái được, thu hoạch 3 ngày thì hết đợt một. Tùy lượng hàng khách cần, có thể để lại chờ "ăn" nấm đợt 2 nhằm giảm chi phí, hoặc bỏ phôi cũ để vào vụ mới nhằm nâng cao sản lượng.

Nấm rơm chỉ cần khoảng 15 ngày chăm sóc là có thể thu hoạch được.

Nấm rơm chỉ cần khoảng 15 ngày chăm sóc là có thể thu hoạch được.

Nhờ trại nấm rơm, vợ chồng anh Dương thu về trung bình mỗi ngày khoảng 2 triệu đồng.

Nhờ trại nấm rơm, vợ chồng anh Dương thu về trung bình mỗi ngày khoảng 2 triệu đồng.

Mỗi vụ nấm tại trại thường kéo dài khoảng 30 ngày với các công đoạn: ủ rơm, đưa vào phòng, thanh trùng bằng hơi nước, cấy giống, ủ tơ, xả tơ, chăm sóc và thu hoạch. Trong đó, khâu khó nhất là xử lý rơm nguyên liệu đầu vào.

"Mua rơm về, chúng tôi phải sử dụng vôi để xả thải độc, thanh trùng bằng hơi nước nhiệt độ cao rồi mới sản xuất. Nếu chạy hết công suất, mỗi năm trang trại có thể cho ra trên 30 tấn nấm. Hiện tại, mỗi ngày, trại nấm của vợ chồng tôi thu về hơn 2 triệu đồng”, anh Dương nói. Tính ra cả năm, vợ chồng anh Dương thu về hơn 500 triệu đồng từ trại nấm.

Hiện, nấm tại trang trại của cặp vợ chồng trẻ Đồng Tháp này mới chỉ tiêu thụ ở các chợ trong bán kính khoảng 10km. Vợ chồng anh Dương vẫn đang tìm kiếm thêm đầu ra cho thành phẩm của mình. Đồng thời, họ cũng đang nghiên cứu làm các sản phẩm từ nấm như nước mắm, nấm sấy thăng hoa để có thêm đầu ra và tạo giá trị gia tăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bánh Trung thu đại hạ giá: Người nhận đơn dồn dập, chỗ chẳng ai hỏi mua

Sau Tết Trung thu, nhiều dân buôn xả hàng bánh Trung thu có thương hiệu với mức giá chỉ từ hơn 10.000 đồng/chiếc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Minh ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN