Chỉ bán thứ vứt đi, mỗi ngày kiếm được hàng triệu đồng

Sự kiện: Kinh Doanh

Tưởng rằng chỉ là thứ phế phẩm vứt đi, ai ngờ lại trở thành mặt hàng bán rất chạy, có người thu về hàng triệu đồng mỗi ngày.

Vỏ dừa khô là thứ mà bấy lâu nay người ta vẫn nghĩ chúng chỉ là phế phẩm, cho cũng không ai lấy. Không ai nghĩ, vỏ dừa lại được người dân ở tỉnh Bến Tre bán với giá khá cao, thu về hàng triệu đồng mỗi ngày.

Anh Quang, một đầu mối chuyên bán vỏ dừa khô, cho biết mỗi tháng anh bán được hàng tấn vỏ dừa khô cho các vườn lan trên cả nước. Anh chia sẻ: “Vỏ dừa có 2 loại. Loại được bán trên thị trường hoàn toàn lấy từ quả dừa khô hay còn gọi là dừa chín, vỏ này đã chuyển sang màu nâu sậm, không còn màu xanh. Còn những quả dừa xanh, người dân thu hoạch để bán quả uống nước, phần vỏ sẽ không dùng được”.

Nhiều người nghĩ vỏ dừa chỉ là thứ vứt đi nhưng có những người kiềm hàng triệu đồng mỗi ngày nhớ bán chúng.

Nhiều người nghĩ vỏ dừa chỉ là thứ vứt đi nhưng có những người kiềm hàng triệu đồng mỗi ngày nhớ bán chúng.

Anh cho biết thêm quả dừa khô thường được lột lấy vỏ bán riêng, còn phần ruột bên trong sử dụng để nấu dầu dừa. Vì vỏ của loại quả khô sẽ cứng, sử dụng lâu dài được mà không bị mục. Loại quả tươi vẫn còn màu xanh thì họ chỉ để uống nước rồi đem bỏ đi hoặc phơi khô, xay ra làm mụn dừa để trồng cây vì vỏ mềm, mau mục và mau hư.

Tuy nhiên, anh tập trung vào bán vỏ dừa khô để cung cấp cho các vườn lan trên cả nước nên chỉ thu mua loại này về sơ chế và đóng bao bán. Thông thường, anh đóng thành từng bao to và bán với giá khoảng 120.000 đồng/bao nếu lấy số lượng lớn. Khách hàng lấy càng ít, giá thành càng đẩy lên cao hơn.

Khách hàng chủ yếu là những người trồng cây, đặc biệt là trồng lan.

Khách hàng chủ yếu là những người trồng cây, đặc biệt là trồng lan.

Tương tự, anh Huy Trần – một đầu mối bán vỏ dừa ở Bến Tre, cũng cho hay vỏ dừa được người dân trồng cây ưa chuộng, đặc biệt là những người trồng lan. Nhờ vỏ dừa, anh có thu nhập ổn định hơn rất nhiều.

Theo anh, vỏ dừa này đều được thu mua tại các gia đình trồng dừa ở Bến Tre. Tuy nhiên, việc thu mua này của bên thương lái, anh sẽ mua lại về rồi chế biến. Với những vỏ dừa tươi, anh sẽ dùng phương pháp sơ chế sao cho chúng hết vị chát và cắt thành mảnh nhỏ. Những vỏ dừa khô đơn giản hơn, cắt thành những đoạn từ 1-4-7-9cm và đóng bao để bán cho khách.

Vỏ dừa được đóng thành bao và bán cho khách.

Vỏ dừa được đóng thành bao và bán cho khách.

Bên cạnh đó, anh còn xay vụn vỏ dừa và kiểm tra độ ẩm, độ PH... Với loại này, anh bán giá cao hơn nhiều (tùy từng thời điểm và số lượng người lấy mà có mức giá khác nhau).

Sở dĩ xơ dừa được nhiều người lựa chọn để trồng lan, vì chúng có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, có thể giữ được độ ẩm cao, cung cấp nhiều dưỡng chất giúp lan có thể phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, anh cho biết xơ dừa còn giúp chống nóng hiệu quả nhờ tạo một lớp cách nhiệt làm hạn chế việc thoát hơi nước giúp lan không bị mất nước. Việc trồng lan vào xơ dừa là cách để kích thích rễ lan phát triển và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Hơn nữa, việc trộn vụn xơ dừa với đất sẽ giúp đất tơi xốp, không bị vón, cây trồng phát triển tốt hơn.

Thứ vứt đi ở quê, dân thành phố bỏ tiền trăm để thưởng thức

Ở nông thôn, con vật này rất nhiều, tàn phá cả mùa màng, người dân phải tìm cách tiêu diệt chúng. Trong khi đó, người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN