Cất bằng kỹ sư về quê nuôi chim đột biến, 9X đút túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đã 3 năm nuôi loài chim này, 9x cho rằng tiền thu rất đều tay, trung bình mỗi năm thu về đến hàng tỷ đồng.

Vô tình biết đến loài chim chào mào đột biến vào năm 2016, anh Trần Hữu Vinh (sinh năm 1993, trú tại xã Tam Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang) thấy thích thú với màu sắc lạ của chúng. “Khi đó, loài chim này gần như chưa ai nuôi sinh sản thành công ở nước ta nên giá trị của chúng cao lắm, có giá vài trăm triệu mỗi con”, anh nói.

Vì không có tiền, anh chỉ dừng lại ở việc đam mê tìm hiểu và mong muốn một ngày sở hữu một vài con chim nay. Cho đến năm 2019, anh quen biết một số anh em nuôi sinh sản thành công loài chim chào mào đột biến ở nước ta, anh bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu về cách nhân giống loài chim này.

Chim chào mào đột biến có giá dao động từ 15-200 triệu đồng/con.

Chim chào mào đột biến có giá dao động từ 15-200 triệu đồng/con.

Nhận thấy, người nuôi loài chim này có thu nhập cao, anh thích thú muốn mua chúng về nuôi để vừa thoả mãn đam mê, vừa bảo tồn dòng chim quý hiếm lại có thể mang về giá trị kinh tế cao. “Cuối năm 2019, tôi quyết định bỏ việc làm kỹ sư trở về quê lập trại nuôi chim chào mào đột biến gen”, anh kể lại.

Với quyết định này, gia đình anh phản đối rất nhiều, điều đó cũng khiến anh lung lay ý định vì phí tấm bằng kỹ sư với bao năm đèn sách. Mất một thời gian suy nghĩ, anh vẫn quyết định trở về quê khởi nghiệp và thuyết phục gia đình thành công.

Thấy loài chim này có giá trị, anh Vinh cất bằng đại học về khởi nghiệp.

Thấy loài chim này có giá trị, anh Vinh cất bằng đại học về khởi nghiệp.

Cầm trong tay 600 triệu tiết kiệm được, anh Vinh đã mua 20 con chim chào mào đột biến giống và thiết kế 10 ô nuôi. Giống chim anh chọn là chào mào đột biến, chủ yếu chim có lông màu trắng hoặc xám trắng, đẹp mắt và giá trị cao.

Dù được hướng dẫn từ những người anh em có kinh nghiệm nuôi chim, anh Vinh vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi bước chân vào nghề: chim bị gãy chân vì kẹp vào lồng, ghép cặp chim sinh sản gặp vô vàn sự cố… Nhớ nhất là lần anh mới khởi nghiệp, chim giá trị cao mà anh vô tình làm một con bay mất, một còn thì bị vướng vào lồng gãy một chân. “Mấy chục triệu đồng coi như mất trắng, tiếc tiền không ăn không ngủ được bao nhiêu đêm”, anh tâm sự.

Theo anh, thức ăn của chim là cám và sâu nhưng đều là loại cao cấp nên khá tốn kém.

Theo anh, thức ăn của chim là cám và sâu nhưng đều là loại cao cấp nên khá tốn kém.

Nhận thấy đầu ra tốt, anh đã tăng quy mô trại theo từng năm. Đến năm nay, trại nuôi của anh tăng số lượng chim lên gấp 20 lần ban đầu.

"Khoảng 3 năm nuôi chim, tính đều ra mỗi năm tôi lãi trên 3 tỷ đồng. Công việc đơn giản lắm, mỗi ngày chỉ cần đi kiểm tra một lượt các chuồng, tùy tình trạng chuồng mà cần quét dọn, thêm hay bớt thức ăn cho chim. Quan trọng nhất là theo dõi chim sinh sản để chăm sóc con non tốt nhất ", anh Vinh cho biết.

Tính từ ngày chim bắt đầu nở, anh Vinh cho biết chỉ cần nuôi từ 1 tháng đến 1 năm tuổi là có thể xuất bán. Giá bán dao động từ 15 triệu đến 200 triệu đồng/con.

Anh dự định sẽ mở rộng trại nuôi mỗi năm để tăng doanh thu và tạo công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn.

Anh dự định sẽ mở rộng trại nuôi mỗi năm để tăng doanh thu và tạo công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn.

Tiêu chí xét giá trị của một chú chím bao gồm: màu sắc, ngoại hình, giọng hót, phong cách và có thể sinh con, chăm con tốt. Cụ thể, màu sắc đột biến: màu càng đẹp và hiếm sẽ giá trị hơn; tiếp đến là ngoại hình của chim càng to và đẹp càng quý; kế đến là giọng hót càng hay thì được định giá càng cao; cuối cùng là phong cách khi chú chim đó thi đấu với những chú chim khác: đấu càng lâu, càng đẹp và dữ thì sẽ tăng thêm giá trị của nó. Ngoài ra, nếu chú chim đó có thể sinh sản và chăm con tốt thì giá trị sẽ được tăng thêm.

Ngoài việc bán chim cho trại nhà mình, anh Vinh còn liên kế thu lại sản phẩm của anh em từng mua chim giống của anh sau đó cung cấp cho khách hàng để tăng lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Anh cho biết dự định mỗi năm sẽ tăng thêm số lượng nuôi và mở rộng quy mô trại để tăng doanh thu. Kéo theo đó, anh sẽ tuyển thêm nhân sự để tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động ở nông thôn.

Nuôi con vật “vốn ít, lãi cao” , người đàn ông Thái Nguyên đút túi trăm triệu/năm

Con vật này được đánh giá rất dễ nuôi, tốn ít chi phí và không cần bỏ vốn nhiều mà lợi nhuận thu lại khá cao. Mỗi năm, anh Tuân (Thái Nguyên) đút túi hơn 100 triệu đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN