Cách nào để kìm giá xăng dầu?
Giá xăng dầu bước vào chu kỳ điều hành mới với dự báo sẽ tăng từ 500-700 đồng/lít, thiết lập kỷ lục mới. Cách nào để kìm giữ đà tăng giá xăng dầu trong bối cảnh giá thế giới tăng cao?
Quỹ bình ổn đang âm
Liên Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính vừa cho biết sẽ tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào chiều ngày 23/5 thay vì ngày mai (21/5). Theo quy định tại Nghị định 95, thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ rơi vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng. Tuy nhiên ngày 21/5 là thứ bảy và là ngày nghỉ nên Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương lùi thời gian điều chỉnh giá xăng dầu sang thứ 2 tuần tới (ngày 23/5).
Giá xăng dầu có xu hướng tiếp tục tăng cao, lập đỉnh mới.
Theo dữ liệu của Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 17/5, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore có xu hướng tăng cao. Cụ thể, xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) có giá bình quân ở chu kỳ mới xấp xỉ 140 USD/thùng. Còn xăng RON 95 là khoảng 144 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu lại có xu hướng ngược chiều. Hiện, các doanh nghiệp đang lỗ khoảng 1.000-1.100 đồng với xăng. Do đó, kỳ điều hành này, sau khi cân đối, cơ quan quản lý có thể tăng 500-700 đồng một lít với xăng, còn dầu giữ nguyên hoặc giảm nhẹ.
Cụ thể, theo số liệu của cơ quan quản lý, tính đến cuối tháng 12.2021, tổng số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu là gần 899 tỉ đồng. Trong quý đầu năm nay, số tiền các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trích lập vào quỹ là gần 602 tỉ, tuy nhiên, số tiền quỹ phải chi ra để bình ổn giá xăng dầu trên thị trường lên tới 1.671 tỉ đồng. Với các số liệu này, tính đến cuối tháng 3, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong nước đã rơi xuống mức âm 170 tỉ đồng. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là đơn vị thường xuyên cập nhật số dư Quỹ bình ổn xăng dầu.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho hay, về bản chất, nguồn tiền của Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền mà người dân trích ra từ giá xăng dầu, để cơ quan nhà nước sử dụng làm công cụ điều hành cho phù hợp với diễn biến thị trường, đặc biệt ở thời điểm giá tăng sốc. Thực tế vừa qua lại cho thấy khi giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp cũng phải "mạnh tay" chi quỹ. Khi giá giảm, người tiêu dùng lại không được mua giá thấp ngay, bởi vì cơ quan điều hành còn phải trích vào quỹ, bù đắp cho phần âm quỹ trước đó, chưa kể là có dư để còn chi cho những lúc giá dầu thế giới tăng cao.
Ông Thịnh cũng cho rằng, liên Bộ Công Thương - Tài chính khi điều hành giá cũng cần xem xét lại việc sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu sao cho phù hợp, linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tiếp tục giảm thêm thuế, phí để chặn đà tăng của giá xăng dầu.
Dư địa giảm giá xăng dầu vẫn còn
TS Nguyễn Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho biết, việc điều hành giá xăng dầu, quan trọng nhất là chi phí đầu vào và vấn đề kiểm soát lạm phát. Hiện nay, dư địa điều hành giá xăng dầu vẫn còn nhưng phải đánh đổi giữa việc giảm thu ngân sách và kiểm soát đà tăng của giá xăng.
Hiện, mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng phải "cõng" 38-40% là thuế, phí và được cấu thành từ giá CIF nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95, xăng sinh học E5 RON92 là 8%), thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.900 - 2.000 đồng. Ngoài ra, còn các khoản lợi nhuận định mức, chi phí định mức, chi phí vận chuyển... chiếm 5-8%.
"Thu ngân sách chiếm từ 30-50% giá bán lẻ xăng dầu trên mỗi một lít xăng, đây là dư địa rất lớn để nhà chức trách điều hành giá xăng dầu. Ví dụ, một lít xăng 30.000 đồng, dư địa điều hành còn khoảng 10.000 - 15.000 đồng, chứ không chỉ 2.000 đồng giảm 50% Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ đầu tháng 4 đến hết năm nay. Chỉ có điều việc giảm thuế phí cần cân nhắc, đánh đổi giữa một bên là thu ngân sách và một bên là giảm giá giá xăng dầu để phục vụ mục tiêu trong chương trình phát triển, phục hồi kinh tế", TS Nguyễn Đình Ánh nhận định.
Ông Thịnh cũng cho rằng, liên Bộ Công Thương - Tài chính khi điều hành giá cũng cần xem xét lại việc sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu sao cho phù hợp, linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tiếp tục giảm thêm thuế, phí để chặn đà tăng của giá xăng dầu.
Trong khi việc dự trữ quốc gia hiện do các doanh nghiệp đầu mối năm giữ, số lượng dự trữ xăng dầu cũng ở mức thấp, chỉ đáp ứng nhu cầu 5-7 ngày. Các giải pháp điều hành giá xăng dầu, kìm hãm đề tăng cần phải được cân nhắc đến như giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế phí khác…
Tới đây, Bộ Công Thương sẽ có đề xuất với Chính phủ đầu tư hơn về mặt tài chính, xây dựng các kho dự trữ chiến lược, tách dự trữ quốc ra khỏi dự trữ lưu thông phân phối, không gửi ở doanh nghiệp nữa và can thiệp bằng thuế, phí.
Thiết bị đọc chip CCCD tại cây ATM không lưu giữ thông tin của công dân. Do đó, có thể khẳng định việc rút tiền qua thẻ CCCD hoàn toàn được bảo mật dữ liệu cá nhân.
Nguồn: [Link nguồn]