Các thiết bị điện làm mát không rõ nguồn gốc liên tiếp bị thu giữ, chuyên gia chia sẻ tiêu chí chọn không phải ai cũng biết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

GĐXH – Gần đây các cơ quan chức năng liên tiếp thu giữ, xử lý các thiết bị điện làm mát không rõ nguồn gốc. Trước “ma trận” các sản phẩm, chuyên gia đã chia sẻ tiêu chí chọn không phải ai cũng biết.

Thu giữ nhiều thiết bị làm mát không rõ nguồn gốc

Lợi dụng tình trạng nắng nóng kỷ lục xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, nhu cầu của người dân tăng cao về việc dùng các thiết bị điện như máy phát điện, các loại quạt tích điện, thiết bị làm mát tiết kiệm điện,…

Tình trạng nắng nóng, lại thêm cắt điện luân phiên ở nhiều địa phương đã khiến cho mặt hàng máy phát điện, quạt tích điện… luôn trong tình trạng "cháy hàng", tăng giá. Cũng chính điều này mà một số tổ chức, cá nhân lợi dụng làm ăn chộp giật, cố tình bán các sản phẩm không rõ xuất xứ nhằm trục lợi người tiêu dùng.

Chỉ trong một thời gian ngắn gầy đây liên tiếp các vụ quạt tích điện không rõ nguồn gốc đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý. Gần nhất, lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện, thu giữ hơn 5.000 sản phẩm là thiết bị điện không rõ nguồn gốc xuất xứ ở một cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội). Cơ sở do ông Vũ Trung Dũng làm chủ. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ gần 5.000 sản phẩm là quạt phun sương tích điện, mũ chống nắng, bút thử điện... Chủ cơ sở đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan hàng hóa theo quy định.

Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hàng trăm quạt tích điện phun sương không rõ nguồn gốc xuất xứ... Ảnh QLTT

Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hàng trăm quạt tích điện phun sương không rõ nguồn gốc xuất xứ... Ảnh QLTT

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục QLTT tỉnh Bắc Giang) và Công an huyện Việt Yên đã phối hợp phát hiện, thu giữ nhiều quạt tích điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tại thôn Mai Thượng, xã Hương Mai (Việt Yên) do bà N.T.H làm chủ cửa hàng đã bày bán 60 quạt tích điện với nhiều nhãn hiệu khác nhau, in chữ nước ngoài, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Tiêu chí lựa chọn?

Bên cạnh các sản phẩm thiết bị điện uy tín như Panasonic, Samsung, Điện cơ Thống Nhất… với nhiều kiểu dáng, mẫu mã được bày bán ở các siêu thị điện máy, cửa hàng. Trên thị trường xuất hiện nhiều loại hàng trôi nổi không rõ xuất xứ. Việc dùng các mặt hàng này tiền ẩn nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn. Trước "ma trận" các sản phẩm, việc lựa chọn sản phẩm an toàn là điều nhiều người tiêu dùng quan tâm.

Theo tư vấn của ông Trần Văn Tú – một kĩ sư điện cho biết, khi chọn mua thiết bị điện, để chọn được sản phẩm an toàn mọi người cần lưu ý đến các tiêu chí như: hãng sản xuất, thời gian sản xuất. Kiểm tra mẫu mã, kích thước, chủng loại và giá trị sử dụng; Kiểm tra các tính năng của thiết bị; Kiểm tra xem thiết bị điện có phù hợp với hệ thống điện của gia đình hay không?. Địa chỉ bán hàng có uy tín không? Chế độ bảo hành sản phẩm có tốt không?…

Hiện các mẫu mã của thiết bị điện ngày hè rất phong phú. Chẳng hạn, khi chọn mua quạt tích điện, mọi người nên cẩn trọng loại được quảng cáo có tốc độ sạc nhanh, dùng được lâu nhưng lại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nên mua quạt tích điện của các hãng có tên tuổi, mua tại các siêu thị điện máy lớn hoặc cửa hàng uy tín lâu năm để được bảo hành. "Tiền nào của nấy", chất lượng kém sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về cháy nổ. Thông thường dòng quạt sạc tích điện hiện nay nếu sạc đủ pin, thời gian dùng thấp nhất 4 - 5 tiếng khi bật ở chế độ gió mạnh nhất. Còn bật ở chế độ gió thấp có thể tới 10 tiếng.

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý Thị trường cũng đã yêu cầu Cục QLTT các địa phương triển khai thực hiện việc kiểm tra thị trường với các mặt hàng thiết bị điện như máy phát điện, quạt tích điện, thiết bị làm mát tiết kiệm điện... Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm thiết bị điện cần kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi mua. Nếu đơn vị cung ứng không xuất hóa đơn bán hàng thì báo cho cơ quan Công an hoặc các đội QLTT gần nhất, tránh bị gian thương lợi dụng.

Nguồn: [Link nguồn]

Những “đặc sản” có giá cao gấp chục lần quả thông thường mà vẫn “cháy hàng”

Đang thời điểm chính vụ, trong khi thị trường đang bán chỉ vài chục nghìn đồng/kg, nhưng những loại quả này lại có giá đắt đỏ gấp cả chục lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN