Cá tầm Trung Quốc nhập lậu tràn lan, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo khẩn
Tổng cục Quản lý thị trường vừa có văn bản chỉ đạo toàn ngành tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm.
Ngày 18-3, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Nguyễn Thanh Bình vừa ký văn bản gửi Cục QLTT các tỉnh, TP về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi kinh doanh, nhập khẩu cá tầm.
Lực lượng chức năng phát hiện vụ nhập lậu cá tầm
Theo đó, đối với các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Tổng cục QLTT yêu cầu chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng (bộ đội biên phòng, hải quan), tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mặt hàng cá tầm nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Trong thị trường nội địa (nhất là các trung tâm tiêu thụ lớn tại Hà Nội và TP HCM), Tổng cục QLTT yêu cầu các Cục QLTT chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm, phối hợp, trao đổi với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm.
Trong thời gian qua, lực lượng QLTT đã liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vi phạm liên quan đến mặt hàng cá tầm. Cụ thể, tại Cục QLTT Lào Cai, lực lượng này đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lào Cai kiểm tra tại khu vực tổ 18, phường Duyên Hải, TP Lào Cai, phát hiện lô hàng 400 kg cá tầm có nguồn gốc từ nước ngoài.
Theo đó, chủ hàng là ông Trần Văn Giang (SN 1977) thường trú tại TP Lào Cai. Làm việc với lực lượng chức năng tại thời điểm kiểm tra, ông Giang không xuất trình được các hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng hóa nêu trên.
Theo những người kinh doanh cá nước lạnh lâu năm ở tỉnh Lào Cai, do cá tầm của Trung Quốc nuôi bằng cám tăng trọng, cá lớn rất nhanh nên có giá bán rất rẻ so với cá tầm nuôi ở khu vực Sa Pa. Chính vì vậy, một số tư thương nhằm trục lợi đã nhập lậu cá tầm Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ để kiếm lời cao.
Lạ lùng nhất là cây phong lan này không hề có 1 chiếc lá nào.
Nguồn: [Link nguồn]