Cà Mau: Nuôi loài cua to bự, sau 5 năm, trai nghèo thành tỷ phú
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo khó nhưng nhờ cần cù, chí thú làm ăn, nhất là nuôi cua to bự trong ao mà sau 5 năm anh Lê Văn Đệ, 33 tuổi, ở ấp 13, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) đã từng bước vươn lên làm giàu.
Từ năm 2009 trở về trước, gia đình anh Lê Văn Đệ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đây là vùng đất trũng thấp, nhiễm phèn mặn chỉ có gốc tràm, năn, sậy mọc um tùm nên nhiều năm liền gia đình anh cấy lúa, trồng hoa màu đều cho thu nhập thấp...
Anh Đệ thu hoạch những con cua to bự nuôi trong ao đầm.
Tuy nhiên, với tính cần cù, chịu khó, vợ chồng anh Đệ vẫn không nản chí, tập trung công sức, tiền của để đào kênh mương, lên bờ bao, tháo úng, xổ phèn cải tạo đất cho thành khoảnh. Nhờ vậy mà, đồng đất của gia đình anh cũng dần trở nên màu mỡ, cấy lúa, trồng hoa màu, nuôi tôm, nuôi cua cũng cho thu hoạch cao hơn.
Với diện tích 8 ha đất của gia đình, anh để lại 3 ha trồng tràm, 5 ha còn lại trồng lúa, nuôi tôm, nuôi cua kết hợp. Nhờ mô hình này, mà gần 10 qua, năm nào gia đình tôi cũng trúng mùa bội thu.
Số tràm trồng trước đây, đến giờ gia đình anh Đệ thu hoạch được 2 lần, mỗi lần thu hoạch trừ các khoản chi phí gia đình còn lãi 50 đến 70 triệu đồng. Riêng 5 ha đất, mỗi năm anh cấy 1 vụ lúa mùa thu hoạch gần 1.000 giạ.
Từ khi Nhà nước cho người dân ở địa phương chuyển dịch nuôi tôm trên đất cấy lúa, anh Đệ thực hiện mô hình sản xuất lúa - tôm – cua kết hợp. Một năm, anh thả nuôi 3 vụ tôm, 1 vụ cua khoảng 80.000 con giống.
Từ năm 2014 trở lại đây, trung bình 1 năm gia đình anh Đệ thu nhập từ lúa, tôm, cua đạt từ 500 đến 700 triệu đồng. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình anh từng bước được vươn lên khá giàu.
Bình quân mỗi ngày anh Đệ thu hoạch từ 40 đến 50 kg cua.
Anh Đệ chia sẻ kỹ thuật nuôi cua, kinh nghiệm nuôi cua: “Có được cuộc sống như ngày hôm nay, vợ chồng tôi đã bỏ ra biết bao mồ hôi và công sức. Để thực hiện thành công mô hình lúa – tôm – cua kết hợp, ngay vào đầu mùa mưa người nuôi nên chủ động rửa mặn, xổ phèn. Nếu nuôi cua thì phải gia cố bờ bao chắc chắn, dùng tôn bao xung quanh diện tích nuôi để cua không bò đi nơi khác được...".
Theo anh Đệ, trong quá trình nuôi cua, 1 tuần cho cua ăn 1 lần, thức ăn chủ yếu của cua là tận dụng nguồn cá phi sẵn có trong vuông tôm hoặc mua cá tạp. Đối với con tôm phải chọn giống tốt, khi lấy nước vào vuông nên đo độ PH cho thích hợp. Thường thì độ mặn từ 10 đến 12‰ là tốt nhất để nuôi tôm.
"Trồng lúa vào mùa mưa nên xuống giống kịp thời vụ. Trong sản xuất phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, chọn giống tốt, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời và hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc hóa học, vì sử dụng thuốc hóa học nhiều nó sẽ gây hại trực tiếp cho tôm, cua nuôi. Thường xuyên thăm đồng, làm cỏ dại trên đất cấy lúa và theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, cua”, anh Đệ chia sẻ bí quyết trồng lúa kết hợp nuôi tôm, cua.
Với lợi nhuận thu được từ mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm, cua, năm 2015, anh Đệ xây dựng ngôi nhà ở khang trang trị giá gần 1 tỉ đồng.
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Lê Văn Đệ còn tích cực tham gia các hoạt động do địa phương phát động như cùng với lực lượng đoàn viên thanh niên trong ấp giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm dọc theo các tuyến đường giao thông nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào xanh trước nhà, chỉnh trang nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ…để góp phần cùng với địa phương xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, anh Đệ sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trồng lúa, kỹ thuật nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi cua đạt hiệu quả của gia đình cho những bà con nông dân khi có nhu cầu tăng gia sản xuất để cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.
Nhờ trồng lúa, nuôi tôm, nuôi cua đạt hiệu quả cao, năm 2015 anh Đệ xây dựng được ngôi nhà ở khang trang trị giá gần 1 tỉ đồng và còn có “của ăn, của để”. Anh Đệ xứng đáng là một tấm gương tiên tiến, điển hình trong vượt khó, làm giàu cho những thanh niên khác học tập và noi theo.
Năm 2017, từng có con cá loại này được bán với giá lên tới 42 tỷ đồng.