Bộ Y tế cảnh báo giả mạo trong cung ứng, mua bán vaccine Covid-19

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thời gian vừa qua, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên hệ với Bộ Y tế để chào bán vaccine Covid-19, thực tế nhà sản xuất vaccine chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác các nơi này.

Tối 10/3, Bộ Y tế cho biết theo Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Cảnh sát Trung Quốc và Nam Phi đã bắt giữ nhiều vụ liên quan đến buôn bán vaccine Covid-19 giả.

Ngoài ra, Interpol cũng đã nhận được thêm các báo cáo về việc phân phối vaccine giả và hoạt động lừa đảo nhắm vào các cơ quan y tế.

Các nhà sản xuất vaccine hiện chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác cho tổ chức hoặc doanh nghiệp nào 

Các nhà sản xuất vaccine hiện chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác cho tổ chức hoặc doanh nghiệp nào 

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nộp hồ sơ đăng ký, liên hệ với Bộ Y tế để chào bán, gợi ý cung cấp vaccine phòng Covid-19 của các nhà sản xuất như Moderna (Mỹ), AstraZeneca... Tuy nhiên, qua xác minh thông tin, các nhà sản xuất vaccine trên hiện tại chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác với các tổ chức, cá nhân này.

Ngày 1/3, Astra Zeneca có thư khẳng định ngoài Chương trình Covax, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC), hãng dược này không ủy quyền cho công ty, tổ chức, cá nhân nào khác cung cấp vaccine Covid-19 của Astra Zeneca tại Việt Nam.

Tương tự, Moderna cũng khẳng định hiện chưa ủy quyền cho bất cứ bên nào về việc đăng ký, bán hàng và nhập khẩu vaccine Covid-19 cho Việt Nam. Các nhà sản xuất vaccine khác như Pfizer, Johnson & Johnson đều có công ty chi nhánh tại Việt Nam.

Đối với vaccine Sputnik của Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam khẳng định mọi sự mua bán, nhập khẩu, hợp tác cần trao đổi trực tiếp với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga. Trung Quốc, Ấn Độ cũng khẳng định rõ việc mua, nhập khẩu vaccine phải được Chính phủ phê duyệt.

Ngày 15/2, Cơ quan Chống gian lận Châu ÂU (The European Anti-Fraud Office (OLAF) cảnh báo chính phủ các nước cảnh giác về việc gian lận, lừa đảo trong mua bán vaccine phòng Covid-19. Trong tuyên bố này, OLAF cho biết đã có hiện tượng các tổ chức, cá nhân mạo danh mời chào vacicne giả nhằm lừa gạt chính phủ thành viên EU đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

Các hình thức lừa đảo có thể gồm: Tự nhận là đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vaccine và tuyên bố sở hữu hoặc có quyền tiếp cận vaccine phòng Covid-19 để mời chào bán vaccine; Chào bán số lượng lớn vaccine cho Chính phủ hoặc các tổ chức, cung cấp một lượng hàng mẫu để ký kết, nhận tiền đặt cọc và sau đó chiếm dụng; Hoặc cung cấp các lô vaccine Covid-19 giả mạo.

Để đảm bảo việc tiếp cận vaccine Covid-19 cho người dân Việt Nam, Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine trên thế giới để nhập khẩu về sử dụng trong nước.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc cung cấp vaccine đầy đủ và an toàn, Bộ Y tế đề nghị cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại. Trong trường hợp cần thiết, có thể đề nghị các cơ quan chức năng (các bộ Y tế, Công an, Cơ quan ngoại giao, Thương mại...) giúp xác minh thông tin liên quan đến việc cung cấp vaccine Covid-19.

Việc đàm phán, mua vaccine cần được thông báo kịp thời cho Bộ Y tế để đảm bảo nhập khẩu, sử dụng cũng như điều hành nguồn và tổ chức tiêm chủng được thông suốt.

Vắc-xin Covid-19 của Việt Nam (Covivac) có giá dự kiến bao nhiêu?

Việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 là 1 trong những nỗ lực lớn của Việt Nam trong công cuộc phòng dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN