Bỏ việc lương cao về quê sống chung với phế liệu, ai ngờ mỗi ngày đút túi vài triệu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Với đầu óc kinh doanh đáng nể, chàng trai trẻ này đã khiến phế liệu trở thành “cần câu cơm” hữu hiệu.

Đào “vàng” trong “rác”

Tiểu Vương - một chàng trai trẻ ở Trung Quốc vốn là một thợ bão dưỡng ô tô trong suốt 5 năm. Công việc này mang lại thu nhập ổn định khoảng 7.000 NDT (hơn 24 triệu đồng)/tháng. Tuy nhiên, dường như mức lương này vẫn chưa đủ để Tiểu Vương hài lòng. 

Bỏ việc lương cao về quê sống chung với phế liệu, ai ngờ mỗi ngày đút túi vài triệu - 1

Trong một dịp tình cờ khi đang giúp chủ tiệm bảo dưỡng xử lý phế liệu, anh nghe được cuộc điện thoại giữa một đại lý tái chế phụ tùng ô tô với khách hàng. Trải nghiệm này khiến anh nhận ra một điều: ngành công nghiệp phụ tùng ô tô phế liệu có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ. 

Từ đó trở đi, mỗi khi tiệm sửa xe xử lý phế liệu, anh lại tìm hiểu thêm về cách tái chế phụ tùng xe phế liệu. Mặc dù hầu hết những người mà anh tiếp xúc đều nói rằng ngành này không mang lại lợi nhuận nhưng điều đó vẫn không ngăn được sự tò mò và tinh thần ham học của Tiểu Vương. 

Cho đến khi anh gặp một người bán buôn phụ tùng ô tô đang mua đèn pha, cản và phụ kiện lốp ô tô có thể tái sử dụng tại một cửa hàng sửa chữa, anh nhận ra rằng giá của những món hàng này có thể cao hơn nhiều lần so với giá phế liệu của một số phụ tùng ô tô cũ. Thậm chí những phụ tùng cao cấp có thể đắt hơn đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn NDT.

Bỏ việc lương cao về quê sống chung với phế liệu, ai ngờ mỗi ngày đút túi vài triệu - 2

Bị thu hút bởi lợi nhuận cao, anh đã đến chợ phụ tùng ô tô trong những lúc rảnh rỗi, đồng thời tìm các đại lý bán phụ tùng ô tô cũ. Sau một thời gian, khi đã hiểu rõ về ngành này, anh quyết định bỏ việc và bắt đầu hành trình kinh doanh của riêng mình.

Ban đầu, anh mua một chiếc xe tải nhỏ dài 3,8 mét, sau đó mua lại các phụ tùng bằng nhựa của xe ô tô phế liệu tại các xưởng sửa xe và tiệm bảo dưỡng, từ đèn pha, cản xe đã qua sử dụng cho đến các món nội thất xe. Với kinh nghiệm và nguồn lực trước đây trong ngành sửa chữa ô tô, anh không mất nhiều thời gian để xây dựng nguồn khách hàng của riêng mình.

Sau khi thu gom những phế liệu này, anh sẽ lựa chọn những bộ phận còn giá trị sử dụng để bán lại. Những phế liệu còn lại sẽ được chuyển cho các cơ sở tái chế chuyên dụng. Vì vậy, lợi nhuận của anh chủ yếu đến từ việc tháo dỡ các bộ phận ô tô có thể tái sử dụng.

Thu nhập gấp đôi trước kia nhờ lựa chọn chuyển nghề đúng đắn

Sau hơn một năm, anh gần như đã hoàn toàn làm chủ được các thao tác vận hành trong ngành, thu nhập hàng tháng ổn định ở mức 10.000 đến 20.000 NDT (34,6 - 69,1 triệu đồng). Tính trung bình, mỗi ngày anh Vương có thu nhập từ 1 - 3,5 triệu đồng. 

Bỏ việc lương cao về quê sống chung với phế liệu, ai ngờ mỗi ngày đút túi vài triệu - 3

Kế đó, khi hiểu sâu hơn về ngành, anh còn bắt đầu gia công một số loại nhựa phế thải như cản xe. Thông qua việc phân loại đơn giản và nghiền nhựa phế thải, lợi nhuận của anh gần như tăng gấp đôi.

Khi công việc kinh doanh dần mở rộng, Tiểu Vương không chỉ tự mình ra ngoài thu thập phế liệu ô tô mà còn nhờ nhà cung cấp địa phương cung cấp hàng hóa. Hai vợ chồng anh làm việc cùng nhau, buổi sáng nhặt hàng, phân loại hàng, buổi chiều xử lý gia công tại nhà. Họ làm việc khoảng 8 giờ một ngày và kiếm được tổng lợi nhuận hơn 300.000 NDT (hơn 1 tỉ đồng) mỗi năm.

Thay vì chọn làm thuê an nhàn, người đàn ông này đã liều lĩnh “đốt” toàn bộ vốn để khởi nghiệp trên một con đường đầy rủi ro.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN