Bộ trưởng Công thương: Dịch bệnh, xung đột Nga-Ukraine khiến giá cả tăng
Dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraine khiến nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế… đến lương thực, thực phẩm tăng giá.
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, khi yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trong nước.
Cuộc xung đột này còn tác động tới thương mại, đầu tư của hai nước này với Việt Nam và ngược lại, theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công thương).
Theo ông Linh, trường hợp áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh và toàn diện về tài chính sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại song phương Việt - Nga, chủ yếu ở khâu thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng tiền thanh toán là Euro.
“Bộ cũng đã có khuyến cáo tới các hiệp hội và doanh nghiệp lưu ý về khả năng hàng hóa bị chậm trễ trong việc giao nhận do phải chờ thông quan nhiều ngày, dẫn đến rủi ro trong khâu thanh toán.
Hành lá tăng từ 50 nghìn đồng/kg lên 150-200 nghìn đồng/kg, thì là tăng tới 300 nghìn đồng/kg...
Chính vì vậy, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi giao kết hợp đồng”, ông Linh nói.
Còn với các doanh nghiệp đang làm ăn tại Nga và Ukraine, ông Linh bày tỏ: Nếu gặp khó khăn thì cần chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng như Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại hai nước để tìm hướng tháo gỡ.
Để giảm thiểu tác động với thị trường trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường giám sát, quản lý theo địa bàn, phối hợp kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường để thu lời bất chính.
Biến động thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh Covid-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine, Bộ trưởng Công thương yêu cầu báo cáo, cập nhật tình hình về bộ hai lần một tuần.
Các hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, ông Diên đề nghị lực lượng quản lý thị trường xử lý kịp thời với tinh thần "không bao che, dung túng trong công tác quản lý thị trường”.
Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tháng 2, giá xăng dầu đã tăng thêm 5,8%; Còn giá thực phẩm, lương thực tăng thêm 0,35% so với tháng 1.
Đây là những nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1% trong tháng 2, khi xăng, dầu chiếm 3,6% trong tỷ trọng rổ hàng hoá tính CPI.
Hiện, cả hai hợp đồng tương lại đều “neo” ở mức đỉnh khi WTI lên 105,94 USD/thùng, Brent ở 104,97 USD/thùng. Nhưng sự gia tăng các cuộc tấn công vào Ukraine, đặc biệt là các cuộc ném bom đang khiến cho xung đột giữa các bên tiếp tục gia tăng. Đồng nghĩa với việc giá dầu khó có kháng cự giảm.
Ngân hàng Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu sẽ lên 115 USD/thùng, do rủi ro về gián đoạn nguồn cung kéo dài và căng thẳng giữa các bên leo thang.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp khi số ca F0 không ngừng gia tăng. Rất nhiều người dân "săn lùng" mua thuốc điều trị Covid-19 và kit test nhanh để phòng sẵn khi cần khiến cho những mặt hành này "cháy hàng, loạn giá".
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều sản phẩm giảm cả triệu đồng trong đợt này. Nhiều người tận dụng thời gian này để đi mua hàng “đại hạ giá”.