Bộ NN&PTNT đề xuất nhập khẩu thịt lợn để "hạ nhiệt"

Ngày 20/12, trong báo cáo khẩn Thủ tướng về tình hình nguồn cung thực phẩm cho dịp Tết, trong đó trọng tâm là thịt lợn, Bộ NN&PTNT cho biết, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) khiến sản lượng thịt lợn giảm khoảng 13,5% so với năm ngoái và kiến nghị cho nhập thịt để bù đắp lượng thiếu hụt.

Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng và kiến nghị cho nhập khẩu để bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt trong nước. Ảnh: Bình Phương.

Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng và kiến nghị cho nhập khẩu để bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt trong nước. Ảnh: Bình Phương.

Thiếu hụt khoảng 200 nghìn tấn thịt lợn

Báo cáo Thủ tướng, Bộ NN&PTNT dự báo sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước khoảng 5 triệu tấn, giảm 6,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, trừ chăn nuôi lợn giảm, sản lượng các loại vật nuôi đều tăng tốt: như đàn bò (tăng 4,4%), sữa (đạt 1,1 triệu tấn, tăng 10%), gia cầm (sản lượng 1,26 triệu tấn, tăng 15%), trứng khoảng 14 tỷ quả (tăng 12%).

Ðối với thịt lợn, do DTLCP nên sản lượng thịt cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Số lượng lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, trọng lượng khoảng 342.800 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.

Hiện tổng đàn lợn cả nước khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con, đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109 nghìn con, cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn.

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, do đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm và thủy sản với tổng sản lượng các loại thực phẩm tăng hơn 400 nghìn tấn so với năm 2018, một phần phục vụ cho tăng trưởng, một phần bù đắp thiếu hụt do bệnh DTLCP.

Bộ NN&PTTN cho biết, qua cân đối của Tổng cục Thống kê, hiện số lượng thịt lợn còn thiếu thụt khoảng 200 nghìn tấn. Do vậy, Bộ này đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo ngành công thương và các địa phương cần tập trung nguồn lực cho công tác bình ổn mặt hàng thịt lợn, so với các nhóm thực phẩm khác trong dịp Tết sắp tới.

Về nhập khẩu thịt lợn, Bộ NN&PTNT cho biết đã nhiều lần có ý kiến và báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch cho nhập khẩu thịt lợn từ các quốc gia có hiệp định song phương, nhằm cân đối việc thiếu hụt thịt lợn trong nước và hài hòa lợi ích giữa các bên.

Bộ NN&PTNT không cấp quota nhập khẩu thịt lợn, cũng như bất kỳ động vật, sản phẩm động vật nào. Tất cả đều bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT kiến nghị Ban chỉ đạo 389 các cấp chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, từ tháng 6/2019 đến nay, bệnh DTLCP đã giảm mạnh. Hiện có trên 6.000 xã (chiếm 71% tổng số xã có dịch) ở 412 huyện, của 56 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát dịch. Hưng Yên và Hải Dương là hai tỉnh đã hết dịch. Ngoài ra, 21 tỉnh, thành phố khác có trên 85% số xã đã qua 30 ngày.

Tăng kiểm soát giá thịt lợn

Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Ðông (quận Hà Ðông, Hà Nội) cho biết, hiện có 3 nhà cung ứng thịt lợn cho siêu thị. Ðể đảm bảo lượng hàng, siêu thị phải làm việc và bắt các nhà cung cấp không để “đứt” hàng bất cứ lúc nào.

Theo bà Dung, trung bình siêu thị nhập mỗi ngày khoảng 300 kg thịt lợn. Theo hợp đồng với nhà cung cấp, thịt lợn tăng sẽ báo trước 1 tuần và hiện giá đã tăng tới 40% so với trước. Do vậy, siêu thị hiện chủ yếu phục vụ người tiêu dùng chứ không có lợi nhuận. Người dân cũng dần chuyển sang ăn bò, gà, cá vì thịt lợn tăng giá.

Bà Dung cho rằng, nguồn cung thịt lợn không quá thiếu mà chủ yếu nhiều người “găm hàng”. “Còn thịt đông lạnh nhập khẩu cũng không hề rẻ và hiện giá cao hơn thịt lợn trong nước, trong khi người tiêu dùng Hà Nội sử dụng hạn chế. Trong bối cảnh này, chưa đến mức phải nhập khẩu thịt từ nước ngoài”, bà Dung nói.

Ðại diện siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) cho biết, siêu thị có bán thịt đông lạnh nhưng không có chuyện thiếu thịt lợn tươi bán trong thời điểm này. Còn đại diện siêu thị Lotte Ðống Ða (Hà Nội) cho hay, siêu thị có bán thịt lợn nhập, nhưng giá đắt, rẻ tùy từng loại. Có loại như thịt thăn lợn lên tới 440.000 - 450.000 đồng/kg. Riêng các loại như chân giò, thịt vụn, thịt mũi, tai lợn ở nước ngoài có giá rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới 1 USD/kg (chưa có thuế).

Theo đại diện các siêu thị, hiện người tiêu dùng Việt Nam vẫn thích ăn “thịt nóng” hơn các loại thịt đông lạnh nhập khẩu. Do vậy, nếu có nhập về sức tiêu thụ cũng khó tăng mạnh.

Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú cho rằng, việc các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn, thịt bò, gà đông lạnh để chế biến thực phẩm đóng hộp, đồ nguội như: thịt xông khói, xúc xích... sẽ góp phần hạn chế việc thiếu hụt nguồn thịt cung trên thị trường.

Trong khi đó, để tránh tình trạng người chăn nuôi, tiểu thương găm hàng, đẩy giá, theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trước mắt cần khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn tươi, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.

Do bệnh DTLCP nên sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Số lượng lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, trọng lượng khoảng 342.800 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.

Giá heo tăng 300%, doanh nghiệp bình ổn tiếp tục xin tăng giá bán

Các doanh nghiệp lo ngại tình trạng giá thịt heo tăng cao trong khi giá giá heo bình ổn thị trường không được điều chỉnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai-Nam Khánh ([Tên nguồn])
Biến động giá thịt lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN