Bị gọi là kẻ điên vì rước ổ chuột hàng trăm con về nhà, nay đút túi hàng chục tỉ mỗi năm

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trước khi sở hữu thu nhập tiền tỉ, người đàn ông này từng phải gánh lỗ “nặng trĩu vai” khi đàn chuột bị bệnh và chết dần.

Mang tiếng là kẻ điên vì rước ổ chuột lạ về nhà

Vương Chấn Anh, đến từ Hà Bắc, Trung Quốc là một nhân viên của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ ở địa phương. Năm 1990, ông có dịp tới Canada và bắt gặp một tấm lông động vật rất đẹp. Loại lông này có nguồn gốc từ chuột xạ hương (Ondatra zibethicus​​), chống nước tốt, chất lông nhẹ và rất phù hợp để làm mũ hoặc khăn choàng cổ.

Bị gọi là kẻ điên vì rước ổ chuột hàng trăm con về nhà, nay đút túi hàng chục tỉ mỗi năm - 1

Quê hương của Vương Chấn Anh nằm ở thành phố Tân Tập, Hà Bắc, là nơi chuyên sản xuất và kinh doanh da thuộc. Tại đây có hơn 1.000 xưởng gia công, lượng giao dịch trang phục từ da thú mỗi năm lên đến hơn 4 triệu chiếc. Tuy nhiên, số lượng da thú ở địa phương lại rất ít, có tới 60% phải nhập từ tỉnh khác. 

Bị gọi là kẻ điên vì rước ổ chuột hàng trăm con về nhà, nay đút túi hàng chục tỉ mỗi năm - 2

Trong khi đó, chuột xạ hương là động vật ăn cỏ, sức ăn không quá lớn nên chi phí chăn nuôi không quá cao. Trong khi giá trị của da chuột xạ hương lại rất cao, một tấm có thể lên đến 80 - 100 NDT (272.000 - 341.000đ), lợi nhuận cao gấp 3-4 lần da chồn. Nhận thấy cơ hội kiếm tiền tuyệt vời, năm 1992, ông Chấn Anh quyết định chi hơn 300.000 NDT ((hơn 1 tỉ đồng) để nhập 120 cặp chuột giống từ nước ngoài về Trung Quốc để khởi nghiệp.

Bị gọi là kẻ điên vì rước ổ chuột hàng trăm con về nhà, nay đút túi hàng chục tỉ mỗi năm - 3

Toàn bộ môi trường chăn nuôi chuột xạ hương được mô phỏng chính xác môi trường sống quen thuộc của chúng ở Bắc Mỹ, từ chỗ ở cho đến thức ăn.

Thế nhưng trong gần 4 năm đầu, đàn chuột liên tục bệnh và chết, tỉ lệ sinh sản rất thấp. 120 cặp chuột giống ban đầu chỉ còn lại hơn 30 cặp. Ông Chấn Anh không chỉ không kiếm được tiền mà còn bị lỗ hàng trăm nghìn NDT. Vì vậy mà không ít người gọi ông là kẻ điên. 

Thực tế, chuột xạ hương được du nhập vào Trung Quốc vào những năm 1950, nhưng không có ai chuyên nuôi loài ngoại nhập này. Phần lớn chúng sống rải rác ở Hắc Long Giang, Tân Cương và một số nơi khác. Ông Chấn Anh đã đi hỏi khắp nơi nhưng không thể tìm được kỹ thuật nuôi chuột xạ hương. 

May mắn thay, một giáo viên từ Đại học Nông nghiệp Tân Cương đã cho ông biết có một số con chuột xạ hương hoang dã sống ở hồ Bosten, Tân Cương. Biết tin này, ông ngay lập tức tìm đến nơi và dựng lều để quan sát chúng trong 2 tháng. 

Bất chấp môi trường ngoài tự nhiên khắc nghiệt ở Tân Cương, ông vẫn quyết tâm bám trụ để tìm ra nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh sản của chúng thấp đến “thảm hại”. Kết quả, ông đã thật sự tìm ra nguồn gốc vấn đề - phải thấu hiểu rõ tập tính sinh hoạt của chúng. 

Bị gọi là kẻ điên vì rước ổ chuột hàng trăm con về nhà, nay đút túi hàng chục tỉ mỗi năm - 4

Sau khi trở về từ Tân Cương, ông đã tiến hành cải tạo lại nơi ở cho chúng. Khu “biệt phủ” của đàn chuột xạ hương này có tới 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, thậm chí có cả 1 bể bơi. 

Ngoài các phòng cơ bản như phòng sinh, phòng hoạt động, ông còn đặc biệt thiết kế thêm một phòng bảo vệ. Phòng này dành cho các cặp chuột mới đẻ con. Bởi chuột xạ hương vốn là một loài rất chung thủy, sống theo chế độ “một vợ một chồng”. Khi chuột cái đẻ con, chuột đực sẽ luôn ở bên cạnh để bảo vệ tổ ấm nhỏ.

Nhờ được sống trong “biệt phủ” với đầy đủ mọi tiện nghi cần thiết, đàn chuột bắt đầu sinh sản với tốc độ chóng mặt. Một năm, chúng có thể cho ra đời hơn 30–35 chuột con. Năm 1997, ông Chấn Anh bỏ việc ở Hiệp hội Khoa học để tập trung hoàn toàn vào trang trại của mình.

Ông đã thuê 15 mẫu đất, đầu tư toàn bộ tiền tích lũy hơn 300.000 NDT để xây dựng chuồng trại mới. Số lượng chuột xạ hương lúc này cũng đã lên tới 4.000 - 5.000 con. Sau 7 năm, nhờ những tấm lông chuột xạ hương, Vương Chấn Anh cuối cùng cũng đã chuyển lỗ thành lãi.

Thêm nhiều “mỏ vàng” khác từ chuột xạ hương

Ngoài lớp lông chất lượng, chuột xạ hương còn có thể sản xuất ra xạ hương phục vụ cho ngành dược phẩm và mỹ phẩm. 1 gram xạ hương của chúng có thể bán được hơn 100 NDT (341.000đ). Đặc biệt, loại xạ hương này có nhu cầu rất cao trên thị trường. 

Vương Chấn Anh đã nhìn ra được cơ hội kinh doanh này, vì vậy dù không biết kỹ thuật lấy xạ hương, ông vẫn quyết tâm phải tìm tòi bằng được. Ông từng mời chuyên gia trong nước đến thử nghiệm nhưng không thành công, sau đó lại lặn lội sang Nga để mời chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. 

Bị gọi là kẻ điên vì rước ổ chuột hàng trăm con về nhà, nay đút túi hàng chục tỉ mỗi năm - 5

Thậm chí, ông còn tự phát minh ra một kỹ thuật lấy xạ hương từ loài chuột mình nuôi. Trước tiên, cần phải massage cho chuột, sau đó nhấc túi hương lên để ép xạ hương ra ngoài. Cứ cách 12 - 15 ngày lấy xạ hương một lần, như vậy mỗi năm ông có thể lấy được 15g xạ hương. Dần dần, tổng lượng xạ hương mà ông thu hoạch được mỗi năm lên đến hơn 100kg.

Tuy nhiên, thứ xạ hương mới lạ này chưa từng được sử dụng tại Trung Quốc vào thời điểm đó nên các công ty dược phẩm cũng không dám “mạo hiểm” khi Vương Chấn Anh ngỏ ý chào hàng. 

Lúc này, ông chuyển sang tìm cơ hội tiêu thụ ở thị trường nước ngoài và gặp được một người Mỹ gốc Hoa. Người này mua hết hơn 100kg xạ hương với tổng giá 5 triệu NDT (17 tỉ đồng). Nhưng điều mà Vương Chấn Anh không ngờ tới là, xạ hương không được phép xuất khẩu. Trong khi thời hạn sử dụng của mặt hàng này chỉ trong vòng 2 năm. Ông phải vứt bỏ toàn bộ số xạ hương quý giá này.

Mãi đến khi Trung Quốc gia nhập WTO, xạ hương từ chuột xạ hương Bắc Mỹ mới dần trở nên nổi tiếng ở thị trường tỉ dân. Năm 2002, số lượng chuột xạ hương ở trang trại của Vương Chấn Anh đã lên tới hàng chục nghìn con. 

Bị gọi là kẻ điên vì rước ổ chuột hàng trăm con về nhà, nay đút túi hàng chục tỉ mỗi năm - 6

Ông vừa cung cấp thịt chuột cho các khách sạn, vừa bán xạ hương cho Hàn Quốc với giá 60 NDT/g. Lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài tăng lên ồ ạt khiến Vương Chấn Anh trở nên nổi tiếng sau hơn 20 năm. Những nhà chăn nuôi từ khắp Trung Quốc cũng tìm đến ông để học kỹ thuật.

Năm 2004, Trung Quốc cho phép dùng xạ hương làm thuốc. Vương Chấn Anh nhanh chóng bắt cơ hội và đi đầu trong việc hợp tác với một nhà máy dược phẩm ở Cát Lâm để tiến hành thử nghiệm lâm sàng, cung cấp một lượng xạ hương miễn phí trị giá lên đến 600.000 NDT (hơn 2 tỉ đồng). 

Sau khi thử nghiệm, công ty dược phẩm đã đạt được sự hợp tác với Vương Chấn Anh. Năm 2006, các nhà máy dược phẩm bắt đầu sản xuất quy mô lớn. Ông đã bán xạ hương cho các nhà máy dược phẩm với giá 90 NDT (306.000đ)/gam, và loại xạ hương đắt nhất bán cho cá nhân là 160 NDT (545.000đ)/g. Năm 2008, doanh thu hàng năm của Vương Chấn Anh đã đạt mức 10 triệu NDT (34 tỉ đồng).

Ở Việt Nam, loại củ này có mức giá rẻ bèo, thế nhưng Trung Quốc lại chi hàng tỷ USD để “bao mua” gần hết hàng của người nông dân nước ta.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN