Bất ngờ mỏ nguyên liệu ở Phú Thọ là loại khiến Trung Quốc phải nhập giá đắt gấp 9 lần
Cao lanh được đánh giá là nguyên liệu quan trọng và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, bởi vậy loại khoáng sản này có khả năng tạo ra giá trị kinh tế lớn. Mặc dù có quy mô sản xuất cao lanh rất lớn, Trung Quốc cũng nhập khẩu một lượng đáng kể cao lanh với mức giá đắt gấp 9 lần.
Mới đây, một mỏ cao lanh được phát hiện trong quá trình giải phóng mặt bằng cho Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ. Ông Đỗ Xuân Hoàn - Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cho biết, trong quá trình san lấp giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư xã Đại An (huyện Thanh Ba) đã phát hiện manh nha một mỏ khoáng sản cao lanh. Hiện đơn vị thi công đang tạm dừng hoạt động san lấp.
Cao lanh (hay còn gọi là kaolin) đất sét sành, đất sét trắng mềm, là một thành phần thiết yếu trong sản xuất đồ sành và sứ và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, cao su, sơn và nhiều sản phẩm khác.
Cao lanh được đặt theo tên một ngọn đồi ở Trung Quốc (đồi Kao-ling), nơi nguyên liệu này được phát hiện và khai thác trong nhiều thế kỷ. Các mẫu cao lanh lần đầu tiên được gửi đến châu Âu bởi một nhà truyền giáo người Pháp vào khoảng năm 1700 như một ví dụ về vật liệu được người Trung Quốc sử dụng trong sản xuất đồ sứ.
Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng hàng đầu về cao lanh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Sở dĩ cao lanh được mệnh danh là “vàng trắng” bởi đây là nguyên liệu mang nhiều tính chất kỹ thuật có giá trị kinh tế cao, được dùng trong nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Chất lượng và khả năng sử dụng trong các ngành công nghiệp phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật của cao lanh.
Đây là loại nguyên liệu có quy mô sản xuất rất lớn ở Trung Quốc, tuy vậy, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một lượng đáng kể cao lanh. Theo Youzhen Gen, một chuyên gia trong ngành cao lanh làm việc tại Công ty TNHH China Kaolin, giá xuất khẩu đất sét cao lanh ở Trung Quốc là 31,58 USD/tấn và giá nhập khẩu là 218,50 USD/tấn. Hay nói cách khác, giá nhập khẩu cao gấp 8,9 lần giá xuất khẩu do chênh lệch về chất lượng.
Về mỏ cao lanh mới phát hiện ở Phú Thọ, mới đây, đại diện phòng TN&MT huyện Thanh Ba cho biết, đánh giá ban đầu thì trữ lượng Cao lanh ở khu tái định cư môt xã Đại An chỉ được coi là cao lanh xen kẹt chứ chưa đủ trữ lượng để đánh giá là mỏ nguyên liệu.
"Ở đấy có một số vỉa Cao lanh thì đơn vị thi công đã lọc để lấy và vận chuyển đi và bị công an bắt. Cả một đồi mà lọc lấy được hơn 10 xe tải thì không thể gọi là mỏ Cao lanh được” - Đại diện phòng TN&MT huyện Thanh Ba này cho biết thêm
Hiện tại các cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra và sẽ có câu trả lời cụ thể.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam VSA, trong tháng 11, doanh số bán thép đạt 872.846 tấn, giảm 26% so với tháng 10 và...