“Bắt” 2 loại cây này sống chung, người đàn ông thu lãi hơn 20 triệu đồng/tháng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhằm tận dụng tối đa không gian và mong muốn đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất, người đàn ông ở Sóc Trăng đã cho 2 loại cây này sống chung với nhau.

Cách đây hơn 20 năm, ông Huỳnh Quốc Khởi (40 tuổi, trú tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đến vùng đất Mỹ Xuyên với hai bàn tay trắng. Qua nhiều năm làm lụng vất vả, ông đã tích cóp đủ tiền để mua đất trồng lúa. Hiện tại, ông sở hữu hơn 3 ha đất, bao gồm 1 ha trồng lúa và 2 ha trồng dừa dứa xen cau.

Khi có đất vườn, ông luôn đau đáu việc trồng cây gì đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông mất nhiều thời gian tìm hiểu và nhận thấy dừa dứa dễ trồng, đầu ra ổn định và thương lái đến tận nơi thu mua. Nhìn thấy tiềm năng từ loại cây này, ông đã mua 200 cây dừa dứa giống với giá 90.000 đồng/cây về trồng tại khu vườn của nhà mình.

Dừa dứa cần phải trồng khoảng cách thưa, cây cách cây chừng 7 mét. Ông Khởi nhận thấy khoảng trống giữa 2 cây có thể tận dụng trồng xen cây gì đó để có thêm lợi nhuận.

Ông Khởi quyết định trồng cây cau xen lẫn cây dừa dứa để tăng thêm thu nhập.

Ông Khởi quyết định trồng cây cau xen lẫn cây dừa dứa để tăng thêm thu nhập.

“Tôi tìm hiểu rất nhiều và quyết định trồng cây cau xen vào. Vì sau thời gian trồng, cây cau sẽ cao hơn dừa, tán cau nhỏ không làm ảnh hưởng cây dừa phát triển. Trong khi đó, cây dừa dứa hút hết chất dinh dưỡng làm đất cằn cỗi nên chỉ có cây cau là phù hợp nên tôi quyết định trồng thử”, ông chia sẻ.

Ông Khởi tiếp tục xuống tiền mua hơn 5.000 cây cau giống với giá 5.000 đồng/cây để trồng kết hợp trên diện tích 2 ha đất vườn nhà. Cứ xen giữa 2 cây dừa dứa, ông sẽ trồng 2 cây cau.

Với mô hình trồng xen này, ông cho biết vừa tận dụng tối đa được diện tích vườn, vừa giảm thiểu chi phí chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao. Bởi cây cau có kiểu hình lá xẻ nên dừa phía dưới thấp không bị che hết ánh sáng, mà cả hai loại cây vẫn nhận được ánh sáng mặt trời.

Nhờ vậy, ông thu lãi trung bình hơn 20 triệu đồng/tháng.

Nhờ vậy, ông thu lãi trung bình hơn 20 triệu đồng/tháng.

Còn về mặt kinh tế, khi chăm sóc, bón phân cho cây dừa thì cây cau được hưởng, giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc so với trồng riêng lẻ. Cả hai loại này cứ đến mùa thu hoạch là đều được thương lái đến thu mua hết, ông Khởi chỉ ngồi “đếm” tiền.

Theo đó, dừa dứa cho thu hoạch sau khoảng 24-25 tháng và cây cau sau 4 năm. Trung bình mỗi cây dừa dứa cho khoảng 15 quầy trái/năm, mỗi quầy từ 15 – 20 trái, với giá bán 10.000 đồng/trái. Hiện tại, chỉ tính riêng cây dừa dứa, ông đã thu lãi hơn 20 triệu đồng mỗi tháng.

Còn cây cau trồng khoảng 4 năm sẽ cho thu hoạch trái. Một cây cau có tuổi thọ rất lâu, trung bình khoảng 40 năm. Năm nay, giá cau cao nên ông thu nhập cũng khá.

Chia sẻ thêm về cách chăm sóc dừa dứa, ông Khởi cho biết, để cây dừa phát triển tốt, cần phải bón phân và tưới nước đều đặn, đồng thời phun thuốc trừ sâu để bảo vệ cây khỏi các loại sâu bệnh. Nếu không chăm sóc đúng cách, cây dừa có thể chết do bọ cánh cứng gây hại. Còn cây cau, mặc dù có tuổi thọ lâu dài, cũng cần sự chăm sóc tương tự để đảm bảo năng suất ổn định.

Với những hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại, ông Khởi chia sẻ dự định sẽ giảm diện tích trồng lúa để mở rộng diện tích trồng dừa dứa xen cau. Ngoài ra, ông cũng luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt của mình với những nhà vườn khác muốn chuyển đổi sang mô hình sinh thái 2 tầng này.

Nguồn: [Link nguồn]

Những con chuột “khổng lồ” đã giúp người đàn ông này có lãi đến nửa tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN