Bán trâu “tậu” baba nuôi dưới ao bèo, lão nông thu hàng trăm triệu đồng mỗi vụ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từ số tiền 16 triệu đồng có được sau khi bán đi con trâu từng coi là “cơ nghiệp” của cả gia đình, lão nông Phan Ngọc Chiến “vượt khó” thu về hàng trăm triệu đồng mỗi vụ nhờ bắt tay vào nuôi baba gai dưới ao bèo.

Từ lâu baba được coi là một món ăn rất bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Trước kia, khi nguồn nuôi baba còn ít thì đây được xem như là loại thực phẩm xa xỉ chỉ giành cho những người giàu.

Tuy nhiên gần đây, nhận thấy lợi ích kinh tế từ baba, kỹ thuật nuôi baba được biết đến và phát triển rộng rãi, chính vì vậy các món ăn từ baba đã trở nên phổ biến, quen thuộc và là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng.

Baba gai sống dưới nước, có thể đạt cân nặng lên đến 30kg/con và có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần các loại baba khác.

Baba gai sống dưới nước, có thể đạt cân nặng lên đến 30kg/con và có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần các loại baba khác.

Không những thế, phong trào nuôi baba ở một số địa phương đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nghề cho thu nhập chính của nhiều hộ nông dân, trong đó có gia đình ông Phan Ngọc Chiến (trú tại tổ dân phố 10, thị trấn Nông trường Trần Phú, Văn Chấn, Yên Bái). Chỉ với khoảng 300m2 ao nuôi nhưng mỗi vụ sinh sản của baba, gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

“Vợ chồng tôi trước đây chủ yếu là làm nông nghiệp, dựa vào chăn nuôi vài con lợn, con gà với vài sào ruộng. Năm 2013, thấy một số hộ gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi baba gai nên tôi bàn với vợ đi học hỏi kinh nghiệm nuôi thử xem sao”, ông Chiến chia sẻ.

Mỗi con baba giống bé xíu thời điểm năm 2013 có giá 800.000 đồng.

Mỗi con baba giống bé xíu thời điểm năm 2013 có giá 800.000 đồng.

Mạnh dạn bán đi con trâu với giá 16 triệu đồng, cộng thêm một ít tiền tiết kiệm được, ông Chiến đi mua 20 con baba giống với giá 800.000 đồng/con về nuôi. “Con baba giống chỉ bé bằng ngón chân cái, nặng chừng 20gr, trong khi đó, cả con trâu mấy tạ chỉ mua được chưa đầy 1kg baba”, ông Chiến kể lại.

Thấy giá baba giống quá cao trong khi 1 con baba mẹ có thể đẻ được 3-4 lứa/ năm, mỗi lứa 20-30 quả trứng, ông Chiến quyết định đi vay mượn thêm anh em, bạn bè để mua 3 con baba bố mẹ với số tiền 24 triệu đồng về nuôi.

Chỉ trong thời gian ngắn, 2 con baba mẹ đã đẻ được những lứa trứng đầu tiên, sau khi ấp nở, baba con được thương lái đến tận nhà thu mua với giá 300.000 đồng/con.

Từ diện tích ao nuôi chỉ khoảng 30m2, sau nhiều năm tích lũy vốn, kinh nghiệm chăn nuôi và nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, ông Chiến đã mở rộng diện tích nuôi lên 300m2 với 4 ao nuôi và 1 lò ấp trứng lấy baba giống bán.

Bèo tây vừa che nắng vào mùa hè, vừa giữ ấm nước vào mùa đông giúp baba có điều kiện phát triển.

Bèo tây vừa che nắng vào mùa hè, vừa giữ ấm nước vào mùa đông giúp baba có điều kiện phát triển.

Đến nay, sau 7 năm nuôi với 100 con baba bố mẹ, mỗi năm gia đình ông Chiến cung cấp ra thị trường hàng nghìn con baba giống và hàng tạ baba thương phẩm, chưa kể hàng nghìn quả trứng baba không có phôi được thương lái thu mua làm thực phẩm và thuốc.

Mỗi con baba giống hiện tại có giá từ 200-250.000 đồng, baba thịt có giá từ 450-500.000 đồng/kg, trứng baba không có phôi từ 200-210.000 đồng/kg… sau khi trừ chi phí mỗi năm ông thu về trên 100 triệu đồng.

Ông Chiến chia sẻ, con baba rất khỏe, nuôi cũng không khó, quan trọng nhất là môi trường nuôi phải sạch, không có chất thải và tạp chất trong ao. Hơn nữa, dưới đáy ao phải rải lớp cát mịn, phía trên làm một bãi cát để làm nơi cho baba đẻ trứng, mặt ao cũng phải phủ kín bèo.

Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Chiến thu về trên 100 triệu đồng từ việc nuôi baba.

Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Chiến thu về trên 100 triệu đồng từ việc nuôi baba.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi baba, ông Chiến cho biết, baba thường ăn động vật tươi sống như tôm, cua, cá, thịt gà, thịt lợn… nếu như bị ôi thiu chúng sẽ không ăn và gây ô nhiễm nguồn nước khiến baba bị bệnh. Ngoài ra, nuôi bèo phía trên để giữ ấm cho baba vào mùa đông, làm mát vào mùa hè và làm sạch nước.

“Hiện tại, tôi cho baba ăn cách nhật, tức là 2 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần đàn baba nhà tôi ăn hết khoảng 45-50kg thức ăn. Chăm sóc cũng nhàn nên tôi vẫn có thể nuôi trồng các loại cây trồng và vật nuôi khác, thậm chí vẫn có thể vừa làm công ty vừa nuôi baba. Baba thịt và giống hiện được thương lái mua tận nhà, không đủ cung cấp ra thị trường”, ông Chiến cho hay.

Nhờ nuôi baba, điều kiện kinh tế của gia đình ông Chiến cũng như hàng trăm hộ dân tại Văn Chấn (Yên Bái) đã trở nên khá giả, có của ăn của để.

Theo tìm hiểu của PV, huyện Văn Chấn hiện có trên 500 hộ nuôi baba gai, trong đó tập trung chủ yếu tại thị trấn nông trường Trần Phú với 252 hộ nuôi. Hàng năm, toàn huyện sản xuất từ 50.000 - 70.000 con giống, baba gai thương phẩm đạt  từ 40 - 50 tấn/năm, ước tính tổng thu nhập từ 90 - 100 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho trên 1.800 lao động trong đó có các đồng bào dân tộc.

Loài côn trùng được quảng cáo bổ như sâm, chị em tranh nhau mua 

Tuy có vẻ bề ngoài khá đáng sợ với chi chít chân và gai nhưng tằm lá sắn được quảng cáo như một loại thực phẩm “đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN