Bán mỗi tạ quả mua được cả chỉ vàng, dân trồng cau trúng lớn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đầu tư một vốn nhưng thu tận 100 lần lời, nhiều người dân nơi đây đã trở thành tỷ phú nhờ trồng cau.

Những ngày này, tới các vùng trồng cau nổi tiếng số 1 Việt Nam là huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) mới thấy được sự rộn ràng của người dân nơi đây vì cau được mùa, giá lại cao “ngất ngưởng”.

Tại xã Kênh Giang, khắp trong làng, ngoài ngõ, tiếng cười nói xôn xao giữa những vườn cau trĩu quả. Những lái cau thoăn thoắt trèo lên từng cây để cắt xuống những buồng cau xanh rì. Những chiếc xe máy trở đầy cau di chuyển về các điểm cân cau. Những lò sấy rực lửa ngày đêm, hết công suất để có đủ cau xuất đi Trung Quốc.

Bán mỗi tạ quả mua được cả chỉ vàng, dân trồng cau trúng lớn - 1Cau được giá khiến những người trồng cau và buôn cau tại Kênh Giang thắng lớn.

Bà Nguyễn Thị Tình, trú tại xã Kênh Giang cho biết, nếu theo giá cau năm nay thì người trồng cau có thu nhập gấp 100 lần trồng lúa.

“Mỗi sào ruộng nếu cấy lúa thì chỉ thu được khoảng 2 tạ thóc/vụ, 2 vụ là 4 tạ. Bán thóc với giá 1 triệu đồng/tạ thì cả năm mới thu được 4 triệu đồng. Trong khi phải làm đất, cày ải, bừa sâu, cấy lúa rồi nhổ cỏ, bỏ phân, nào thuốc chống sâu bệnh rồi thu hoạch, cùng bao nhiêu công đoạn nữa mới được ăn”, bà Tình phân tích.

Trong khi đó, cùng một mảnh đất đó thì sẽ trồng được 150-200 cây cau. Mỗi cây cho thu hoạch khoảng 4 buồng/năm, mỗi buồng nặng từ 10-20kg. Giá cau hiện tại là 60.000 đồng/kg, trừ đi các cây không ra quả hay quả ít đi thì ít nhất cũng thu được từ 400-500 triệu đồng. Chưa kể, trồng cau một lần nhưng được thu hoạch vài chục năm.

Với giá bán 60.000 đồng/kg, mỗi buồng cau to có thể có giá bằng cả tạ thóc.

Với giá bán 60.000 đồng/kg, mỗi buồng cau to có thể có giá bằng cả tạ thóc.

Vừa sở hữu vườn cau hơn 1.000 cây vừa có thâm niên 30 năm trong nghề buôn cau, ông Lương Văn Kim cho biết, 2 năm nay cau được giá, người trồng cau thắng lớn vì thương lái đặt mua vườn từ lúc cây chưa có buồng, chưa ra trái, chưa biết giá cao hay thấp với giá 1 triệu đồng/cây.

“Những người buôn cau thường tếu táo rằng, chọn cau như chọn vợ. Không chỉ ăn may mà còn cần đôi mắt tinh tường để chọn mua những cây cho nhiều buồng, sai quả. Đó là những cây cau mập mạp, xanh tàu, nhiều sức sống”, anh Kim nói.

Cau được giá lại dễ bán, anh Kim vừa trồng cau vừa thu mua cau tại các hộ gia đình trong xã và trong cả tỉnh. Hàng mua về đến đâu được xuất bán hết trong ngày hôm đó.

Thương lái tấp nập ra vào các vườn cau và các điểm cân cau.

Thương lái tấp nập ra vào các vườn cau và các điểm cân cau.

Bán mỗi tạ cau, người dân mua được cả chỉ vàng.

Bán mỗi tạ cau, người dân mua được cả chỉ vàng.

Mở điểm thu mua trên đường liên xã thuộc xã Kênh Giang, anh Đỗ Hữu Hơn cho biết, mỗi ngày anh thu mua được từ 1-2 tấn cau với giá từ 60-90.000 đồng/kg. Ngày cao điểm, doanh thu tại cửa hàng lên đến gần 200 triệu đồng/ngày, cả tháng vài tỷ đồng.

Theo anh Hơn, mùa cau từ tháng 8 năm nay đến hết tháng 4 năm sau. Mỗi cây cau có từ 1-4 buồng cau. Mỗi buồng cau nặng từ vài cân đến 20 cân. Thế nên, mỗi cây câu cho doanh thu cao đến vài triệu đồng.

Cách điểm thu mua cau củ anh Hơn một đoạn đường, rẽ vào con đường bê tông sâu hun hút là lò sấy cau của chị Đỗ Thị Nhung. Vừa đến cổng, ngôi nhà vọng ra tiếng cười nói rộn ràng của các bà các chị.

Tại khoảng sân rộng gần 100m2, hơn chục người phụ nữ trung niên đang tập trung vặt cau ra khỏi cuống. Không gian ngập tiếng nói cười cùng những đôi tay thoăn thoắt làm việc.

Cau được giá, người đi vặt cau thời vụ cũng có thu nhập từ 200-300.000 đồng/ngày.

Cau được giá, người đi vặt cau thời vụ cũng có thu nhập từ 200-300.000 đồng/ngày.

Theo chân chị Nhung, quả cau tươi được mua về sẽ được vặt ra khỏi cuống rồi cho vào luộc trong một “nồi” cỡ lớn. Tiếp đó, thợ sấy cau sẽ dùng vợt, vớt cau hất sang một lò sấy có bếp củi cháy phía dưới. Thêm 2 lần được hun trên bếp than tổ ong kết hợp đảo đều đến khi quả cau khô mới hoàn thành các công đoạn đóng bao xuất bán đi Trung Quốc.

 Chị Đỗ Thị Nhung cho biết, cơ sở của chị bắt đầu hoạt động sản xuất từ năm 2017. Hiện lò sấy của chị mỗi ngày cho ra thành phẩm khoảng 1 tấn cau khô. Tháng trung bình là 30 tấn cau khô. Với giá hơn 200 triệu đồng/tấn, doanh thu của lò sấy đạt hơn 6 tỷ đồng/ tháng.

Cau mua về được vặt sạch rồi luộc chín và sấy.

Cau mua về được vặt sạch rồi luộc chín và sấy.

Thợ sấy cau có mức lương 15 triệu đồng/tháng.

Thợ sấy cau có mức lương 15 triệu đồng/tháng.

Cau sấy xong được phân loại và đóng thành bao để xuất sang Trung Quốc.

Cau sấy xong được phân loại và đóng thành bao để xuất sang Trung Quốc.

Mỗi ngày lò sấy nhà chị Hiền sấy được khoảng 1 tấn cau khô.

Mỗi ngày lò sấy nhà chị Hiền sấy được khoảng 1 tấn cau khô.

Cau khô được xuất đi Trung Quốc với giá hơn 200 triệu đồng/tấn.

Cau khô được xuất đi Trung Quốc với giá hơn 200 triệu đồng/tấn.

Lò sấy hiện có khoảng 10-15 người vặt cau làm việc thời vụ với mức lương khoảng 200-300.000 đồng/ngày. Ngoài ra, đội thợ sấy có khoảng 10 người với  mức lương 15 triệu đồng/ tháng thực hiện các công đoạn vớt cau, đảo cau, lọc cau bé, non không đạt chất lượng.

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thiện, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kênh Giang (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho biết, trên địa bàn xã, 100% các hộ dân trồng cau. Người ít thì vài trăm m2, người nhiều thì trồng cả mẫu. Không chỉ nhiều người trồng, xã còn có gần trăm thương lái thu mua cau. Năm nay, cau có giá cao, người buôn cau thắng cả tỷ đồng mỗi vụ.

Cau được giá khiến nhiều hộ dân trở thành tỷ phú.

Cau được giá khiến nhiều hộ dân trở thành tỷ phú.

Nhận thấy quả cau mang lại nhiều giá trị kinh tế, thời gian gần đây, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng để trồng cau trên vùng đất trồng lúa và khu vực ven sông. Cây cau thực sự mang lại nhiều việc làm, cơ hội thu nhập cao vào những lúc nông nhàn cho người dân nơi đây.

Giữa thời điểm dịch bệnh khó khăn, thực sự quả cau mang lại mức thu nhập đáng mơ ước cho người dân nơi đây. Mỗi kg cau có giá 60.000 đồng, bán mỗi tạ cau người dân có thể mua được hơn 1 chỉ vàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá rau đắt ngang thịt lợn, nông dân và thương lái đều không vui: Tại sao?

Đối với người nông dân một nắng hai sương, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, khi rau tăng gấp 2-3 lần, đáng ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN