Bắc Giang nỗ lực tìm cách đưa hàng nghìn tấn vải thiều an toàn ra khỏi tâm dịch

Diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm 2021 là 28.100ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn trong đó vải chín sớm thu hoạch từ ngày 20/5-10/6; vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hiện đang là "tâm dịch" của cả nước với số ca mắc COVID-19 đã lên tới hơn 1.000, tỉnh Bắc Giang xây dựng và triển khai 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều trong điều kiện có dịch COVID-19.

Kịch bản 1, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 50% trong nước và 50% xuất khẩu.

Kịch bản 2, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát: sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn).

Phương án tiêu thụ vải của tỉnh ở thị trường trong nước gồm kênh tiêu thụ tại các chợ đầu mối; các tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại; các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; các chợ truyền thống, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động; sản lượng vải loại 2, 3 còn lại chuyển chế biến sấy và chế biến khác; tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử.

Vải chín sớm của tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 20/5-10/6; vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7.

Vải chín sớm của tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 20/5-10/6; vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7.

Đối với thị trường xuất khẩu, thị trường Trung Quốc chiếm 95% sản lượng xuất khẩu, tương ứng sản lượng là 47.500 tấn; số còn lại khoảng 2.500 tấn xuất khẩu sang các thị trường khác (Nhật Bản, Australia, EU, Mỹ, Thái Lan, Singapore...).

Kịch bản 3, dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Khi đó, tỉnh ra phương án vải thiều được tiêu thụ 100% trong nước (khoảng 180.000 tấn), xuất khẩu không đáng kể.

Vải được tiêu thụ tại các chợ đầu mối (sản lượng tiêu thụ trong nước chủ yếu) khoảng 80.000 tấn. Các tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tiêu thụ 30.000 tấn. Sản lượng vải loại 2, 3 còn lại chuyển chế biến sấy và chế biến khác khoảng 18.000 tấn. Vải tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử khoảng 2.000 tấn.

Vải được tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại dự kiến khoảng 30.000 tấn.

Vải được tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại dự kiến khoảng 30.000 tấn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, diện tích vải thiều toàn tỉnh năm 2021 là 28.100ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng 15.000 tấn so với năm 2020), trong đó diện tích vải sớm 6.050ha, sản lượng 45.000 tấn; vải chính vụ 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn; vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 15.200ha, sản lượng ước đạt 125.000 tấn.

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, đến ngày 24/5, tổng sản lượng vải thiều sớm của tỉnh đã tiêu thụ đạt khoảng 3.176 tấn; trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 1.573 tấn; giá bán dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg.

Quá trình bảo vệ vải thiều an toàn trước dịch là một trong những mục tiêu quan trọng của Bắc Giang trong thời gian này. Theo đó, vùng vải thiều sẽ được bảo vệ nhiều vòng, nhiều lớp với cách làm sáng tạo, khác biệt.

Vải Bắc Giang được đảm bảo an toàn tuyệt đối khỏi vùng dịch trước khi đến tay người tiêu dùng.

Vải Bắc Giang được đảm bảo an toàn tuyệt đối khỏi vùng dịch trước khi đến tay người tiêu dùng.

Cụ thể, các địa phương đã lập các chốt kiểm soát Covid-19 ở vùng trồng vải thiều. Theo đó, người và phương tiện ra vào vùng vải thiều này phải được đo thân nhiệt, phun khử khuẩn. Trước ngày 20.5, các địa phương lập danh sách và kiểm tra y tế tất cả các mã số vùng trồng vải, các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trồng vải đảm bảo an toàn trước dịch Covid-19.

Ngoài ra, nhân công; người lao động tham gia thu hoạch, đóng gói, lái xe vận chuyển vải thiều sẽ được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Đối với lái xe khi âm tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được cơ quan y tế cấp giấy chứng nhận để thuận tiện lưu thông.

Người dân các địa phương trồng vải thiều được khuyến cáo không di chuyển đi đến các nơi khác trước, phòng ngừa tối đa nguy cơ dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến địa phương.

“Thời tiết năm nay từ lúc vải thiều đơm hoa, kết trái cho đến khi chăm sóc nên dự kiến vải thiều Bắc Giang đạt chất lượng tốt nhất từ trước đến nay, chúng tôi tự tin đưa ra thị trường quả vải thơm ngon nhất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an toàn trước dịch Covid-19” – Cô Trần Ngọc Hưng, nông dân tại một vườn vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN