Anh nông dân nuôi con vật này, cứ 5 tháng xuất bán, giá 10 triệu/cặp vẫn cháy hàng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nuôi con vật này rất nhàn, đem lại giá trị cao, cứ nuôi 5 tháng là thu về được chục triệu/cặp.

Don hay đon hay còn gọi là nhím đuôi dài là loài động vật gặm nhấm thuộc họ Nhím. Loài này phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Don là động vật ăn đêm, thường gặp ở các khu rừng tại vùng núi nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi hang don thường có 5 cá thể. Don mẹ thường sinh 2 lứa mỗi năm sau thời gian mang thai khoảng 100 ngày đến 110 ngày, mỗi lứa một con.

Vô tình biết đến con vật này khoảng hơn 3 năm trước, anh Lê Văn Lâm (xóm Bình Long, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) lên mạng đọc và tìm hiểu rất nhiều về loài vật này.

Don là con vật dễ nuôi, thức ăn giá rẻ.

Don là con vật dễ nuôi, thức ăn giá rẻ.

“Tôi tìm hiểu mới biết don là con vật dễ nuôi, cần ít thời gian chăm sóc, sức đề kháng cao, thức ăn lại dễ kiếm. Quan trọng hơn cả là cầu đang cần nhiều mà cung không đủ.

Sau một vài tháng tìm hiểu, tôi đã bỏ cả trăm triệu để mua vài cặp don giống về nuôi và xây dựng chuồng trại cho chúng”, anh chia sẻ.

Sau 3 năm nuôi don, anh đánh giá nuôi con này không có gì khó, ngày chỉ cần cho ăn 2 lần là được. Thức ăn cho chúng rất dễ kiếm và giá rẻ: như ngô, khoai, sắn…

Anh Lâm cho biết nuôi don thu lợi nhuận cao nhưng vốn đầu tư khá lớn.

Anh Lâm cho biết nuôi don thu lợi nhuận cao nhưng vốn đầu tư khá lớn.

Mỗi ngày, anh Lâm dành ra 2 – 3 giờ đồng hồ để chăm sóc don. Chăn nuôi con vật này, anh hầu như không phải sử dụng các loại thiết bị máy móc phức tạp. Chỉ khi thời tiết miền Bắc nắng nóng, anh có sử dụng thêm các loại quạt công nghiệp và máy phun sương để làm mát tự nhiên cho don.

Về việc vệ sinh chuồng trại, anh lưu ý phải để nước thoát thật nhanh, tránh ứ đọng gây ẩm mốc, khiến vật nuôi bị một số bệnh ngoài da, đau mắt, bỏ ăn, hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, nhiệt độ chuồng trại cần ổn định, dao động từ 22 – 23 độ C giúp don sinh sống và phát triển thuận lợi.

Hơn nữa, loài vật này vẫn giữ được gen tự nhiên hoang dã, sức đề kháng chống lại dịch bệnh tốt nên hầu như không cần dùng đến bất cứ loại thuốc thú y nào.

Theo anh, nuôi don rất nhàn mà đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn nhất đó là muốn nuôi con vật này cần đầu tư vốn lớn.

Chính nhược điểm này khiến ít người chọn nuôi don làm kinh tế. Đó cũng là lý do khiến nguồn cung luôn thiếu so với cầu. Anh cứ có hàng tới đâu, các thương lái đều đến mua hết đến đó, không đủ hàng để bán.

Don có giá bán rất cao và luôn thiếu hàng để bán.

Don có giá bán rất cao và luôn thiếu hàng để bán.

Đối với don giống, người nuôi chỉ cần chăm sóc từ 4-5 tháng, đạt trọng lượng khoảng 3-4kg sẽ được bán với giá 10 triệu đồng/cặp. Nếu làm kinh tế cần phải nuôi nhiều cặp, vốn đầu tư rất lớn, đó là chưa kể xây chuồng trại, thức ăn.

Còn don thịt sẽ được nuôi khoảng 10 tháng trở lên, lúc đó loài vật này đạt trọng lượng khoảng 5-6kg, giá bán hiện tại đang là 2,2 triệu đồng/con.

Với loại sinh sản, anh Lâm cho biết những con don cần nuôi hơn 1 năm mới bắt đầu sinh sản. Một năm chúng sinh được 2 lứa, mỗi lứa được 1 con. Vì vậy, thời gian thu hồi vốn cũng không nhanh như các loại khác.

Theo anh tính toán, diện tích 100m2 chuồng trại sẽ nuôi được khoảng 100 cặp don. Hiện, quanh vùng anh, nhiều hộ gia đình cũng đầu tư nuôi don và kết hợp cùng anh để tạo ra chuỗi liên kết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để phát triển mô hình này làm kinh tế.

Mấy năm qua, anh vừa nuôi, bán lấy vốn để tái đầu tư nên chưa tính toán nhiều về lợi nhuận. Thời gian tới, anh vẫn dự định sẽ mở rộng thêm diện tích khi có vốn để có thể cung cấp số lượng don giống và don thương phẩm ra ngoài thị trường nhiều hơn, thu lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại cá  không xương bé như đầu đũa, giá hơn 200 nghìn/kg vẫn đắt khách

Mỗi năm, loại cá này chỉ xuất hiện khoảng 2 tháng trong năm, nó chỉ to hơn đầu đũa một chút nhưng giá bán luôn cao vẫn “cháy” hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN