Video: Đến thăm nơi "kết nghĩa vườn đào" trong Tam Quốc
Tại đây, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã thề “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng”.
Tam Quốc diễn nghĩa là một trong bốn tác phẩm nổi tiếng và hay nhất của văn học Trung Quốc từ lâu đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ba nhân vật chính trong Tam Quốc diễn nghĩa đó là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã "kết nghĩa tại vườn đào" với lời thề “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng” tình cảm của 3 nhân vật này đã được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm.
"Kết nghĩa vườn đào" của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi ( Ảnh minh họa phim "Tam Quốc diễn nghĩa" năm 1994)
Đền “Tam nghĩa” ở Trác Châu, Hà Bắc quê hương của Chương Phi nổi tiếng khắp đắt nước Trung Quốc với sự tích "kết nghĩa vườn đào". Vào năm 188, đây chính là nơi ba nhân vật nổi tiếng Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã làm nghĩa kết anh em. Ngôi đền này có nét đặc biệt là chỉ có 3 cây cột tượng trưng cho 3 nhân vật anh hùng.
Năm 1508, Võ Tông Hoàng Đế sau nhiều lần kiểm định đã xác nhận, đây chính là nơi diễn ra "kết nghĩa vườn đào" và Hoàng đế đã đặc biệt cho xây dựng miếu này.
Đền “Tam nghĩa” cũng là nơi được chọn làm bối cảnh trong nhiều phiên bản phim Tam quốc diễn nghĩa. Hiện tại, vườn đào vẫn được duy trì và mở cửa cho khách du lịch đến thăm quan. Trong đền ngoài thờ 3 vị anh hùng là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, còn có các nhân vật khác trong chuyện Tam quốc như mẹ và vợ con của Lưu Bị.
Hình ảnh bức tranh đá "Trúc Phong Vũ" tại đền Tam Nghĩa
Đáng chú ý là bức bia đá họa lại bức tranh Trúc Phong Vũ nhưng thực chất đó là bài thơ 4 cậu 5 chữ mà Quan Công gửi cho Lưu Bị nhằm che mắt Tào Tháo với nội dụng "Quan Vũ mặc dù ở trong doanh trại của Tào Tháo với nhiều mỹ nữ và vàng bạc nhưng trong lòng ông chỉ nhớ đến huynh đệ, cho dù xảy ra chuyện gì chỉ cần biết đc tin sẽ lập tức đi tìm nhau" .