Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương

Sự kiện: Phim tâm lý

Một cảnh phim thẫm đẫm chất nghệ thuật trong Cao lương đỏ giữa 2 nhân vật của Củng Lợi và Khương Văn.

Cao lương đỏ của đạo diễn Trương Nghệ Mưu được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Mạc Ngôn. Bối cảnh phim là vùng quê Cao Mật những năm 1920 - 1930. Nhân vật chính là bà nội (Củng Lợi) của người kể chuyện khi còn là cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương nhưng bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong.

Ngày lên kiệu hoa, cô gái chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao (Khương Văn), người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 1

Nhân vật bà tôi của Củng Lợi trong Cao lương đỏ.

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 2

Người mà nhân vật bà tôi thầm thương trộm nhớ chính là "ông tôi" của Khương Văn.

Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.

Chính khoảnh khắc hạnh phúc trên cánh đồng cao lương đấy đã được đạo diễn tài ba họ Trương thể hiện một cách hết sức khéo léo và tài tình. Sắc đỏ của ruộng cao lương và ánh chiều tà được hòa quyện đan xen vào nhau, thể hiện cuộc truy hoan của hai người mang khát vọng yêu đương cháy bỏng.

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 3

Dư Chiêm Ngao và nhân vật bà tôi và khoảnh khắc hạnh phúc trên ruộng cao lương.

Cảnh quay làm tình của Củng Lợi trong Cao lương đỏ.

Cao lương đỏ được coi là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Từ phương diện kỹ thuật của phim đã góp phần vô cùng lớn tới điện ảnh Trung Quốc sau này, đồng thời khai phá luồng tư tưởng làm phim mới cho thế hệ đạo diễn về sau.

Trương Nghệ Mưu với Cao lương đỏ được xem như người giúp đưa điện ảnh Trung Quốc ra với thế giới. Bên cạnh đó ông cũng được coi là đạo diễn Trung Quốc biết cách vận dụng màu sắc trong các tác phẩm điện ảnh một cách xuất sắc và bậc thầy.

Cao lương đỏ lần đầu được công chiếu năm 1987 và nhận được vô số các giải thưởng ở Trung Quốc cùng nhiều lời bình tích cực. Trong năm đó, phim được bình chọn là Tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất của năm. Ngoài ra, phim còn được tạp chí phê bình điện ảnh danh giá của Pháp Cahiers du Cinéma xếp vị trí đầu tiên trong top 10 bộ phim hay nhất thế giới năm 1987. Sau hơn 20 năm, phim tiếp tục được LHP Kim Tượng Hồng Kông đề bạt vạo vị trí số một của điện ảnh Hoa ngữ.

Những hình ảnh về cảnh phim nhân vật bà tôi và ruộng cao lương:

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 4

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 5

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 6

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 7

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 8

Video: Củng Lợi được thỏa mãn khát vọng yêu đương - 9

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Phim tâm lý Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN