Video: Chân Tử Đan hóa Quan Vũ "xuất quỷ nhập thần"
Ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan có màn sử dụng đao đẹp mắt và vô cùng điêu luyện khi thể hiện vai Quan Vân Trường.
Đây là hình ảnh nhân vật Quan Vân Trường do Chân Tử Đan thủ vai trong bộ phim hành động cổ trang The Lost Bladesman (2011) của đạo diễn Mạch Triệu Huy (Alan Max) và Trang Văn Cường (Felix Chong).
Người hâm mộ hẳn còn ấn tượng với cảnh giao đấu giữa nhân vật Quan Văn Trường với đối thủ là vị tướng trẻ của Đông Lĩnh quan - Khổng Tú (An Chí Kiệt), có tài sử dụng trường thương.
Quan Vân Trường với tài đao thuật khi sử dụng điêu luyện cây Thanh Long Yển Nguyệt.
Điều ấn tượng ở chỗ, cây đao Thanh Long Yển Nguyệt của Quan Vân Trường vốn được sử dụng ở những không gian rộng rãi và khoáng đạt, trong khi phân cảnh trên lại diễn ra trong một khoảng không chật hẹp, nơi được coi là không thuận lợi cho việc sử dụng đao thuật và với một dũng tướng thiên về lối đánh xa với những cú chém bằng lưỡi đao vô cùng uy lực.
Về phía địch thủ, Khổng Tú là người sử dụng thương khá điêu luyện và có lợi thế về thương thuật, kích thước nhỏ gọn với nhưng cú đâm thẳng nhanh và chính xác. Chính vì vậy, trận giao đấu ác liệt này gần như trở thành thế khó đối với Quan Vũ.
Địch thủ của ông là Khổng Tú có tài dùng thương thuật.
Cách sử dụng thương thuật hết sức nhanh mạnh, chính xác của Khổng Tú.
Mặc dù vậy, tài nghệ của Quan Vân Trường ở chỗ biết lật ngược tình thế, biến thế bất lợi thành có lợi khi biến hóa trong cách sử dụng đao thuật, khiến cây Thanh Long Yển Nguyệt trở nên lợi hại và có sức mạnh chết người. Người xem sẽ thấy hình ảnh một Quan Vân Trường vô cùng khéo léo, nhanh, mạnh và biết sử dụng linh hoạt những thế đánh với đao vô cùng nhạy bén.
Với một cây đại đao có vẻ nặng nề và khó lòng ứng phó trong một không gian chật chội như trong phim, thậm chí có lúc bị vướng bởi hai bức tường cách nhau chỉ khoảng 2m, thế nhưng Chân Tử Đan đã khiến khán giả như cảm nhận thấy ông đang múa thanh đại đao một cách điêu luyện.
Màn giao đấu giữa Quan Vân Trường và Khổng Tú.
Toàn bộ các cảnh võ thuật trong phim được chỉ đạo bởi chính Chân Tử Đan. Tất cả đều được thực hiện rất đẹp mắt, từ những cảnh cưỡi ngựa chiến đấu trên sa trường, hay cảnh đơn đấu giữa Quan Vũ với các tướng Tào khi tìm đường đưa Khởi Lan (Tôn Lệ) về với Lưu Bị...
Điều này không có gì lạ khi Chân Tử Đan là chỉ đạo võ thuật của rất nhiều bộ phim nổi tiếng trước đây như Sát Phá Lang, Long Hổ Môn, Diệp Vấn ... và khán giả ưa thích những cảnh hành động cổ trang hoàn toàn có lí do để trông đợi hình ảnh Quan Vân Trường tả xung hữu đột cùng thanh đại đao nổi tiếng của mình trên màn ảnh rộng.
Quan Vân Trường là bộ phim điện ảnh duy nhất đề cập tới mối xung đột giữa Tào Tháo và Quan Vũ, đồng thời miêu tả chi tiết về truyền kì “Quan Vũ qua 5 cửa ải trảm 6 tướng”.
Hình ảnh một Quan Vân Trường áo vải hết sức thực của Chân Tử Đan.
Hình ảnh một vị Quan Công “không đỏ mặt” (trong quan niệm của mọi người, hình tượng Quan Vũ mặt đỏ, râu dài quá ngực, mặc giáp nắm đao dài đã trở nên quen thuộc từ lâu), một Quan Công hết sức đời thường, không còn nét thần bí vốn có trong quan niệm của mọi người, đồng thời nét “con người” vô cùng chân thực của ông sẽ được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các tình tiết và câu chuyện phim.