Tranh cãi 5 bộ phim làm méo mó lịch sử
Mặc dù rất danh tiếng nhưng các bộ phim này đã bị chỉ trích khi làm sai sự thực.
1. Pocahontas
Có rất ít lời phàn nàn được đưa ra khi hãng Disney làm giảm bớt mức độ rùng rợn của những câu chuyện cổ tích Grim trong các bộ phim của họ. Tuy nhiên, cũng không ít lần Disney vẫn gặp phải chỉ trích nặng nề khi làm sai lịch sử.
Sự việc xảy ra vào năm 1995, khi Disney đưa ra phiên bản câu chuyện Pocahontas.
Bộ phim này kể về câu chuyện tình lãng mạn giữa một cô gái bản địa người Mỹ là Pocahontas và một thuyền trưởng người Anh tên là John Smith. Cao trào của phim là khi Pocahontas hy sinh thân mình để cứu mạng người yêu.
Bìa đĩa phim Pocahontas
Sự coi thường trắng trợn của hãng phim hoạt hình đối với lịch sử ngay lập tức gây khó chịu cho nhiều người dân Mỹ.
Bởi trên thực tế, Pocahontas đã cố gắng để cứu mạng sống bản thân, khi cô mới chỉ 10 hay 11 tuổi. Các nhà làm phim hoàn toàn bịa đặt ý tưởng tình yêu nảy nở giữa hai nhân vật chính - điều mà các nhà sử học bác bỏ hoàn toàn.
Trong lịch sử, Smith chỉ có tình cảm bằng hữu với Pocahontas. Và cuối cùng, nhân vật nữ đã kết hôn với một người Anh, nhưng đó là John Rolfe, không phải Smith.
Nếu như bộ phim này không trực tiếp hướng đến trẻ em thì có lẽ nó đã được bỏ qua như một câu chuyện vô hại. Nhưng vì miêu tả nhân vật lịch sử có thật, các nhà phê bình phàn nàn rằng Pocahontas sẽ dễ dàng đánh lừa trẻ em và ảnh hưởng đến những sự kiện mà chúng sẽ học sau này.
2. JFK
Bộ phim JFK - Học Thuyết Âm Mưu liên quan rất nhiều đến vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Tranh cãi thực sự bùng nổ vào năm 1991 khi Oliver Stone phát hành bộ phim JFK, trong đó thừa nhận rằng một trong những lý thuyết xung quanh các vụ giết người là có thật và đã “bám theo” luật sư Jim Garrison khi ông điều tra.
Phim đặt ra nghi vấn rằng nhiều bên, bao gồm cả quân đội, FBI và CIA, đã tham gia vào một âm mưu giết TT. Kennedy và thậm chí đổ lỗi cho Lyndon Johnson đã giúp đỡ trong việc che đậy.
JFK (Học Thuyết Âm Mưu)
Các nhà sử học khẳng định JFK là chuyện hư cấu. Bên cạnh đó, nhiều nhà phê bình cho rằng các nhà làm phim bịa đặt những sự kiện không đúng với sự thật.
Bình luận gay gay nhất về JFK đến từ Gerald Ford và David Belin, hai thành viên nổi bật của Ủy ban Warren (cơ quan chính thức kết luận Lee Harvey Oswald là thủ phạm duy nhất trong vụ ám sát).
Họ tuyên bố rằng bộ phim của Stone là một "sự mạo phạm vào kí ức của Tổng thống Kennedy" và "một sự sai lệch về sự thật đối với dân chúng Mỹ”.
3. Shakespeare in love
Do thiếu thông tin và hiểu biết, một số nhà văn tạo nên hứng thú sáng tác kịch bản bằng cách phỏng đoán và dệt ra những câu chuyện lịch sử hư cấu để lấp khoảng trống kiến thức.
"Shakespeare in Love " (1998)
Một ví dụ về sự phỏng đoán là bộ phim Shakespeare in Love (1998).
Trong chuyện tình cảm ướt át này, Shakespeare tìm thấy cảm hứng của mình cho vở kịch Romeo và Juliet sau khi rơi vào tình yêu với một phụ nữ trẻ mong muốn trở thành diễn viên.
Trên thực tế, Shakespeare chuyển thể cốt truyện của vở kịch từ các nguồn khác. Vì vậy ý kiến cho rằng ông đã phát triển câu chuyện một cách tự nhiên và đã không tìm ra kết thúc bi thảm trong thời gian viết đoạn giữa vở kịch (như bộ phim miêu tả) là không chính xác.
Tuy nhiên cũng có những nghi ngờ rằng, một người phụ nữ da đen - được biết đến như Dark Lady – truyền cảm hứng cho rất nhiều bài thơ trữ tình của ông. Do đó, các nhà phê bình đặt câu hỏi tại sao các nhà làm phim không tập trung vào điều này thay cho các yếu tố lãng mạn.
Mặc dù vậy, nhiều người đã nhanh chóng bỏ qua cho sự thiếu chính xác của bộ phim này vì nó cũng đã lỗi thời.
4. The Bridge on the River Kwai
The bridge on the River Kwai (1957) được xem như "một cái tát vào mặt" những người kính trọng cuộc sống thực tế của sĩ quan Anh.
Bìa đĩa phim The bridge on the River Kwai
Bộ phim xoay quanh nhân vật chỉ huy người Anh - Đại tá Nicholson, vai diễn đã giúp nam diễn viên Alec Guinness đoạt giải diễn viên xuất sắc nhất Oscar năm 1958.
Nicholson đến từ một trại tù binh chiến tranh của Nhật Bản, nơi mà người Nhật đang buộc các tù nhân xây dựng một cây cầu làm công cụ trong chiến thuật quân sự của họ.
Trước sự ngạc nhiên của đồng đội và niềm vui của người chỉ huy Nhật Bản, Nicholson tìm mọi cách để nâng cao vị thế của mình khi đàn áp các tù binh, buộc họ phải xây dựng một cây cầu thật tốt.
Không ngờ cho đến khi cây cầu được xây xong, Nicholson nhận ra sự điên rồ của việc hỗ trợ kẻ thù trong chiến tranh nên đã cho phá hủy cây cầu.
Được biết, Trung tá Philip Toosey - sĩ quan cao cấp của Anh, người chỉ huy các hoạt động để xây dựng tuyến đường sắt Thái Lan - Miến Điện, là nguồn cảm hứng cho bộ phim này.
Những người biết câu chuyện thực sự cho rằng bộ phim làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của Toosey. Mục đích xây dựng cây cầu của ông không xuất phát từ lợi ích cá nhân mà hướng đến việc bảo toàn tính mạng cho đồng đội.
5. The Far Horizons
The Far Horizons
The Far Horizons tập trung vào cuộc thám hiểm nổi tiếng của Meriwether Lewis và William Clark , người được Tổng thống Thomas Jefferson cử đi khám phá lãnh thổ Louisiana cho Hoa Kỳ.
Nếu đã quen thuộc với câu chuyện, bạn sẽ biết rằng trên đường đi, họ gặp một người phụ nữ người Mỹ bản địa có tên Sacagawea. Trong phim, Sacagawea và Clark đã yêu nhau khi cùng vượt qua lãnh thổ Mỹ và chiến đấu với nhân vật phản diện Toussaint Charbonneau .
Vấn đề là, bộ phim không đề cập đến một điểm quan trọng trong lịch sử: Sacagawea đã kết hôn với Charbonneau. Các nhà thám hiểm đã thuê Charbonneau, một nhà kinh doanh như một thông dịch viên và đồng ý để cho người vợ đang mang thai của anh ta đi cùng.