Tràn ngập tiếng cười trong "Đêm ở viện bảo tàng 3"
Bộ phim với nhiều tình tiết hài hước, vui nhộn nhưng cũng mang ý nghĩa nhân văn.
Bởi những khó khăn, mệt mỏi, bế tắc mà họ lãnh nhận trên đường vô tình lại trở thành chất keo kết nối giữa Larry và Nick.
Rắn thần Naga là một trong những chướng ngại vật nguy hiểm nhất trong phim.
Dù vậy, dường như chỉ muốn "điểm qua" thôi nên câu chuyện về mối
quan hệ này vẫn chưa đủ mạnh để khiến khán giả xúc động. Do khai
thác chưa tới, cùng với việc bị "bao vây" bởi quá nhiều nhân vật,
thời lượng lại ít nên đạo diễn Shawn Levy gần như không đủ sức chăm
chút thật kỹ cho bất cứ nhân vật nào, ngoại trừ hiệp sĩ Lancelot,
người vốn có ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ cậu chuyện.
Những nhân vật vốn rất quen thuộc trong phần trước như anh chàng Attila người rợ Hung, bộ đôi anh chàng tí hon Jedediah và Octavius, cô gái Sacajawea… đều bị "hụt" hẳn đi vai trò của mình trong bộ phim, dù họ xuất hiện gần như từ đầu đến cuối.
Duy chỉ có cố diễn viên Robin Williams là vẫn có được sự duyên dáng, tươi tỉnh và hài hước bao trùm lên câu chuyện.
Sự xuất hiện của Rebel Wilson đã mang đến một không khí tươi mới cho bộ phim.
Xét cho cùng, sự pha trộn giữa hai thể loại phiêu lưu và gia đình của đạo diễn Shawn Levy đã góp phần mở rộng biên độ giới hạn của khán giả và giúp nó có được sự hài hòa về mặt tổng thể hơn, nhờ vậy mà yếu tố giải trí lẫn cảm xúc của phim được cân bằng.
Tuy vậy, vẫn hơi tiếc cho một ê-kíp có quá nhiều tài năng diễn xuất nhưng lại bị che lấp, đó là chưa kể một loạt các diễn viên đình đám cũng xuất hiện trong phim này với vai trò cameo, nhưng hầu như không ai để lại dư vị mạnh, ngoại trừ Hugh Jackman trong một pha giỡn "cù nhây" rất thú vị trên sân khấu.
Kỹ xảo ấn tượng
Một trong những điểm "đập vào mắt" khán giả đầu tiên trong Đêm ơ viện bảo tàng: Bí mật hầm mộ chính là phần kỹ xảo đẹp mắt. Ngay từ cảnh mở đầu, khán giả đã được cống hiến một màn "trình chiếu" 3D vô cùng đặc sắc và hấp dẫn, một bữa tiệc ngoạn mục về cách hòa phối ánh sáng và thiết kế không gian, dù sau đó nó lại kết thúc trong sự hỗn loạn.
Có thể nói ê-kíp làm phim đã đầu tư khá mạnh tay trong phần bối cảnh, từ New york cho đến London, từ bảo tàng cho đến đường phố, rồi sang cả tận Ai Cập để quay ngược trở về thời điểm xa xưa cách đó nhiều năm, trên một sa mạc đầy cát và gió bụi. Mọi thứ đều được thiết kế sao cho hoàn toàn chân thực và thuyết phục với người xem.
Robin Williams đã có một vai diễn cuối đời vô cùng tròn trịa và duyên dáng.
Một điểm ấn tượng khác về mặt hình ảnh chính là chuyển động của các nhân vật. Mỗi nhân vật trong viện bảo tàng, tùy theo cấu trúc và vật liệu họ được tạo ra mà có một cách chuyển động khác nhau. Sắt khá, đá khác, sáp khác, cao su khác, gốm sứ cũng khác… Sự phân biệt này tạo ra tính đa dạng cho phim, khiến người xem không khỏi liên tục "ồ, à" thích thú.
Có thể nói, Đêm ở viện bảo tàng: Bí mật hầm mộ là một thành công nho nhỏ so với phần trước vốn rất ăn khách nhưng lại bị đánh giá thấp về mặt nghệ thuật. Phần 3 này kỳ thực không quá ấn tượng về mặt kịch bản hay câu chuyện nhưng lại được thực hiện một cách rất tròn trịa với nhịp điệu vừa phải, dễ xem, dễ cười và hoàn toàn xứng đáng là một bộ phim giải trí gia đình đúng nghĩa.