Toàn cảnh phim tiền tỉ lắm sạn của "Tôn Ngộ Không"
Bộ phim thần thoại cổ trang với vai diễn Ngọc Hoàng của Lục Tiểu Linh Đồng đang trở thành tâm điểm chú ý vì hấp dẫn nhưng mắc nhiều lỗi ngớ ngẩn.
Không ít cảnh phim cổ trang nhưng lại lẫn yếu tố thời hiện đại (điều hòa, cột truyền hình, thương hiệu thời trang Louis Vuitton...), hoặc có sự lẫn lộn giữa các thời đại của Trung Quốc như đạo cụ, phục trang thời Minh lại nhầm thành thời Tống.
Không ít cư dân mạng nước này phát hiện trên phim các diễn viên để lộ áo nịt ngực, đồ trang sức trên phim. Những nhân vật tóc bạc trắng thi thoảng để lộ tóc thật màu đen bên trong.
Các cảnh quay nhiều khi không trùng khớp vì vậy dẫn đến tình trạng, cảnh trước nhân vật mặc áo đỏ, một lúc sau lại mặc áo trắng và ngược lại. Hoặc cảnh diễn viên đóng thế và diễn viên chính có những điểm khác nhau rõ rệt về hóa trang đầu tóc nhưng lại lộ rõ trên màn hình và gây phản cảm cho người xem.
Nhân viên hậu trường hay thiết bị quay bị lọt vào khung hình
Yêu tinh bọ cạp vốn là nữ nhưng diễn viên đóng thế là nam lại quá cơ bắp
Cảnh tại cung Diêu Trì của Vương Mẫu nương nương. Chữ trên tường đã bị bức rèm màu vàng che khuất (trái), nhưng lư hương phía sau (khoanh tròn) vẫn lộ dòng chữ "Khổng Tử Miếu".
Cảnh quay về Thạch Cảm Đương cũng thực hiện ở Khổng Miếu và lọt vào dòng chữ trên lư hương. Thế nhưng hai nhân vật lại nói với nhau họ đang ở Điện Diêm La.
Xem ra cung Diêu Trì của Vương Mẫu nương nương xuất hiện khá nhiều khách du lịch viếng thăm.
Trận song kiếm hợp bích giữa hai người đẹp Bạch Liên Hoa (trái) và Bích Du tiên tử đã thất bại vì hai nam diễn viên đóng thế quá nam tính.
Xuất hiện rất nhiều bóng đèn điện màu của Đông Hải Long cung.
Đây là miếu Liên Hoa của Liên Hoa đại vương (tức Na Tra), nhưng lư hương bên trong lại ghi rõ to dòng chữ Miếu Khổng Tử.
Bàn tay của Khuê Cương ở cảnh đầu rất sần sùi nhưng qua cảnh sau lại mịn mạng lạ thường.
Kịch bản phim nhắc đến là Bất Chu Sơn nhưng bối cảnh được sử dụng trong phim lại là Thái Sơn với địa danh Tiên Nhân Kiều thuộc khu thắng cảnh Thái Sơn.
Na Tra chứng kiến cảnh các chư thần trong trạng thái vô thức (ảnh trên), nhưng khi Na Tra vừa rời đi thì diễn viên quần chúng vai một thiên binh (giữa) theo phản xạ đã hướng mắt nhìn theo.
Vẻ mặt ngây người của một diễn viên quần chúng (khoanh tròn) ở thời hiện tại, nhưng trong một cảnh thuộc 300 năm trước anh chàng này tiếp tục xuất hiện.
300 năm trước Thạch Cảm Đương mang bút tích của Ngọc đế đến Khai Phong tìm thiên tử (ảnh trên). 300 năm sau tại lễ hội Miếu thành hoàng vẫn sử dụng bối cảnh của Khai Phong.
Đến thời Minh mới xuất hiện ngô ở Trung Quốc, trong khi kịch bản phim lại là thời Tống.
Trên tay trái Thạch Cảm Đương cầm chìa khóa, qua cảnh quay gần lại chuyển sang tay phải. Khi chuyển cảnh sau thì chìa khóa trở về tay trái.
Tóc thật của Na Tra mọc trùm cả ra ngoài tóc hóa trang.
Cảnh quay xa Thạch Cảm Đường xòe cánh do diễn viên đóng thế với tay phải cầm binh khí. Đến cảnh quay gần thì tay của Trương Tử Kiện không có gì cả.
Cảnh Khổng Tước hại người lành được sử dụng lặp đi lặp lại
Xuất hiện rất nhiều bóng đèn điện trên đầu diễn viên.
Biển báo của khu thắng cảnh lọt vào máy ghi hình