Tinh mắt nhặt sạn trong 12 năm nô lệ
Bộ phim đoạt giải Phim xuất sắc mùa giải Oscar 2014 vẫn để lại nhiều dư âm trong lòng người yêu điện ảnh bởi gia trị nội dung và nghệ thuật mà phim mang lại. Tuy nhiên, không vì thế mà phim trở nên "mượt" hoàn hảo khi vẫn còn những "hạt sạn".
12 năm nô lệ/12 Years a Slave của đạo diễn Steve McQueen, dựa trên cuốn hồi ký cùng tên về câu chuyện có thật về Solomon Northup (Chiwetel Ejiofor) - chàng trai người Mỹ gốc Phi sinh ra tự do ở tiểu bang New York hồi thế kỷ thứ 19, bị bắt cóc vào năm 1841 và bị bán làm nô lệ ở Washington, DC và cuối cùng được phóng thích.
Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 86, phim đã đoạt 3 giải Oscar cho phim xuất sắc nhất. Giải Oscar cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc được trao cho Lupita Nyong và Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc cho John Ridley.
Phim cũng đạt Giải quả cầu vàng cho phim chính kịch hay nhất và giải thưởng của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc (BAFTA) cho Phim xuất sắc và Nam diễn viên chính xuất sắc cho Chiwetel Ejiofor.
Cảnh nhân vật Solomon Northup của Chiwetel Ejiofor lúc này đã ngừng tay sửa lại bức tường gỗ bên hiên nhà. Chú ý miếng gỗ mỏng được khoanh tròn lúc này vẫn chưa được đóng hoàn thiện (ảnh trên). Nhưng qua cảnh sau, Solomon quay lưng lại, tay vẫn cầm chiếc búa trong tư thế nghỉ, nhưng miếng gỗ trên tường giờ đã nằm ngay ngắn thẳng hàng (ảnh dưới).
Khi Solomon viết thư, hình ảnh cây nến lúc này nằm sát mép bàn (ảnh trên). Qua một cảnh quay khác, cây nến rõ ràng đã được chuyển vào gần sát bức thư anh đang viết.
Cảnh Solomon vào thị trấn mua đồ cho ông chủ, chú ý hình ảnh hai đồ vật chồng lên nhau trên mặt bàn, hướng quay ra phía Solomon khi này không hề có dòng chữ nào trên thần (ảnh trên). Khi máy quay chuyển vị trí, vẫn là hướng đồ vật quay về phía Solomon nhưng tuyệt nhiên không có một dòng chữ nào trên thân (ảnh dưới).
Là những nô lệ nhưng họ luôn sở hữu hàm răng chắc khỏe và trắng bóng.
Một chi tiết khác tuy nhỏ nhưng cũng được một số "mọt phim để là toàn bộ những nô lệ da đen đều sở hữu hàm răng trắng bóc và đều tăm tắp. Ngay đến một nữ nô lệ cao tuổi trong phim khi hát cũng khoe hàm răng trắng đều khiến dấy lên thắc mắc, liệu những người nô lệ này khi đó có quyền được đi khám răng thường xuyên đến vậy và chắc hẳn các nha sĩ ở những năm giữa thế kỷ 19 phải cao tay lắm mới cho ra những hàm răng trắng bóc như thế.
Sự thật là rất ít nô lệ có hàm răng chắc khỏe, thẳng đều và trắng như trong phim, cũng như không hề có chuyện họ được hưởng dịch vụ chăm sóc nha khoa. Chi tiết này là một sự cố tình cho thấy sự thiếu tỉ mỉ của đoàn phim khi miêu tả về điều kiện sống của các nhân vật.