Những "quái kiệt" tại Oscar 2014
Điểm những gương mặt của các nhân vật được coi là "quái nhân" kiệt xuất, những con người tạo nên bước đột phá và nét mới cho Oscar năm nay.
Hayao Miyazaki – đạo diễn phim The Wind Rises
Bộ phim cuối cùng của huyền thoại 73 tuổi, The Wind Rises, đánh dấu đề cử Oscar thứ ba cho thể loại phim hoạt hình xuất sắc của ông.
Hayao Miyazaki trước đó đã tuyên bố giải nghệ, được ca ngợi trên toàn thế giới về tính nghệ thuật, khả năng kể chuyện trong những bộ phim 2D vốn được vẽ bằng chính bàn tay tài hoa của ông: “Tôi thực lòng không biết cách nào khác”, ông nói.
The Wind Rises là câu chuyện về Jiro Horikoshi, nhà thiết kế phi cơ A6M của Nhật Bản sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Nhưng bộ phim không phải sự ngợi ca về tính dân tộc hay sức mạnh quân sự như một số người đã chỉ trích.
“Thời đại được khắc họa trong phim là thời kỳ cha mẹ tôi sinh sống. Những người tôi yêu thích nhất ở thời kỳ này chính là Horiskoshi và tác giả Tatsuo Hori. Một người là kỹ sư máy, một là tác giả, và cả hai đã trở thành một nhân vật trong phim của tôi”, Miyazaki tâm sự. Một số bộ phim của ông luôn được vinh dự trình chiếu tại các liên hoan phim hàng đầu, The Wind Rises cũng không phải ngoại lệ tại liên hoan phim Venice vừa qua.
Đạo diễn Lauren MacMullan, nhà sản xuất Dorothy McKim trong Get a Horse
Những chú chuột trở lại trong tương lai, tạo nên một bộ phim hoạt hình đen trắng truyền thống về chuột Mickey – với giọng nói quen thuộc được Walt Disney lưu trữ, sau đó những nhân vật này được đưa lên màn hình màu với định dạng hình ảnh CG và 3D.
“Phiên bản Chuột Mickey mà tôi yêu thích nhất mang phong cách của năm 1928. Nó dường như tràn đầy sức sống và chính là phong cách mà tôi học hỏi nhiều nhất… Chúng tôi không hề cố gắng thu hút người xem tới rạp, chúng tôi chỉ cố gắng khiến họ cảm thấy bộ phim được ra đời để chào đón họ", MacMullan nhớ lại.
Charles Solomon viết trên tạp chí Variety cho người hâm một thấy lại sự sống dậy của một bộ phim từng đi vào lịch sử: “Một gạch nối khéo néo giữa công nghệ làm phim 3D tuyệt đỉnh cùng thời đại làm hoạt hình câm xưa cũ. Get a Horse như một lời nhắc nhở về sự hài hước và hấp dẫn, vốn đã từng khiến chuột Mickey trở thành nhân vật hoạt hình phổ biến nhất thế giới khi ra mắt năm 1928”. Get a Horse khởi chiếu hồi tháng 6/2013 tại Liên hoan Phim hoạt hình Quốc tế Annecy tại Pháp.
The Missing Picture của điện ảnh Campuchia
Trong số những đề cử gửi đến Oscar cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, Campuchia giành được một đề cử chính thức cho phim The Missing Picture. Gia đình đạo diễn Rithy Panh cũng là những nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ, chúng bắt những trí thức thành phố về làm nông trong một “thí nghiệm xã hội”.
Rất nhiều người, trong đó có cha mẹ và người thân của Panh đã chết vì bệnh tật, đói kém và tra tấn. Trải qua những thảm kịch ấy, Panh đã tái hiện lại lịch sử bằng những bức tượng đất sét: “Tôi thực hiện bộ phim với mong muốn, câu chuyện này phải thuộc về tất cả mọi người,” Panh chia sẻ với tạp chí Sight and Sound.
Justin Chang đến từ tạp chí Variety nhận định: “Bộ phim là một cuốn catalog đầy tính thẩm mỹ, khắc họa sự tàn ác bởi nhà quay phim Prum Mesa, tạo nên dòng chảy lạ lẫm, phức tạp về đạo đức. Những bức tượng được chạm khắc bằng tay và sơn vẽ bởi nhà điêu khắc Sarith Mang, chúng trông rất giống con người với nhiều nhân cách riêng biệt sâu sắc. Chính sự câm lặng và bất động của chúng nhấn mạnh sự bất lực tập thể của một dân tộc phải chịu thảm họa diệt chùng tàn khốc.”
Bộ phim Broken Circle Breakdown của điện ảnh Bỉ
Chắc hẳn bạn từng biết đến bộ phim nghệ thuật đầy tham vọng, xoay quanh dòng âm nhạc dân gian của Mỹ, từng giành nhiều giải thưởng quốc tế lớn và được hân hoan bình chọn là ứng viên nặng ký cho danh hiệu Phim xuất sắc của Oscar.
Đó là bộ phim nói về nước Mỹ nhưng không phải do nước Mỹ sản xuất, cũng không do những đạo diễn hay biên kịch nổi tiếng dàn dựng và chấp bút. Broken Circle Breakdown là con ngựa ô thần tốc đến từ đất nước Bỉ dự tranh giải Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Oscar.
Làm sao để một bộ phim lãng mạn mau nước mắt, tập trung chủ yếu vào những màn trình diễn của các nhạc công di cư từ Appalachia (Mỹ) đến Brussels, có cơ hội chiến thắng hay vượt mặt được những anh tài điện ảnh khác, cũng như có tiếng trong giới làm phim? Tuy nhiên, đạo diễn Felix Van Groeningen đã không nghe mọi sự lý lẽ logic, thay vào đó, ông đã làm ra một bộ phim về âm nhạc từ trái tim mình.
Nữ sản xuất tài ba, Megan Ellison
Ellison là người phụ nữ đầu tiên, và cũng là nhà sản xuất thứ 3 từng giành được hai đề cử cho Phim xuất sắc trong cùng một năm – American Hustle và Her, cả hai đều được hãng Annapurna Pictures tài trợ.
Francis Ford Coppola cũng từng có thành tích tương tự năm 1974 với The Conversation và The Godfather/Bố già 2, sau đó Bố già đã giành được tượng vàng Oscar. Cùng với đó là Scott Rudin cũng từng giành 2 đề cử cho Social Network và True Grit vào năm 2010.
Ellison từng bỏ học từ trường Đại học Nghệ thuật điện ảnh USC, sau đó một cách thần kỳ, đã hỗ trợ cho một số phim đạt đề cử Oscar như Zero Dark Thirty và The Master. Hai phim này đã mang về cho nhà sản xuất phim tài năng 27 tuổi tận 17 đề cử. The Los Angeles Film Critics từng dành ưu ái cho Elison với 2 giải thưởng Thế Hệ Mới hồi đầu năm.
David Brownlow, sản xuất âm thanh của Lone Survivor
Để tạo nên một trong những chuỗi âm thanh mô tả trận chiến chân thực nhất từ trước tới nay, đạo diễn Peter Berg đã nhờ đến đội ngũ âm thanh hùng hậu, do David Brownlow chỉ đạo và nhà biên tập âm thanh Wylie Stateman để cho ra đời những âm thanh chiến trận mang độ sâu và độ phổ quát đến khó tin.
“Đây là lần đầu tiên tôi làm việc với nhiều hạng mục âm thanh đến vậy”, Berg cho biết. Wylie Stateman đã từng muốn sử dụng chính sự im lặng để tạo nên tính ‘âm nhạc’ cho trận đấu súng. Ber tỏ ra hết sức tán thành đồng ý tưởng trên của Wylie khi thuyết phục Berg sử dụng ít âm nhạc hơn. để những âm thanh thực ghi điểm chính nhất.
Nhà phê bình Justin Chang từ tờ Variety nhận xét: “Đặc biệt, nhờ có công trình âm thanh và những cảnh diễn thót tim chỉ đạo bởi Kevin Scott,. Mỗi cú rơi, ngã, mỗi lời nguyền và tiếng cạo đều mang lại hiệu ứng tột đỉnh... Ngay cả những nhà chuyên môn khi xem phim cũng sẽ không kiềm chế được và buộc phải nao núng trước chúng”.
Craig Borten, biên kịch phim Dallas Buyers Club
Kịch bản của Borten đã mất 20 năm để thực Dallas Buyers Club và giành được một đề cử cho Kịch bản gốc xuất sắc cùng đồng sự Melisa Wallack: “Kịch bản của họ thật giàu cảm xúc, đẹp đẽ, hết sức đặc biệt và chân thực. Kịch bản phim cũng không thay đổi nhiều, tất cả đều ở ngay trên chính những trang kịch bản của họ”, đạo diễn hình ảnh Jean-Marc Vallee chia sẻ.
Borten xứng đáng được ghi nhận với công lao đã gắn bó với dự án kịch bản trong suốt hai thập kỷ. Anh từng thành công tại nhiều liên hoan phim cũng như giúp mang về doanh thu cao cho nhà sản xuất. Riêng ở Mỹ, bộ phim đã thu về 23 triệu USD và hứa hẹn còn tăng cao nữa.
Dallas Buyers Club đã đánh tan những người hoài nghi về doanh thu phòng chiếu của dòng phim nghệ thuật đơn thuần. Trong khi Wallack thừa nhận, rất khó để hư cấu hóa những sự việc đời thường: “Chúng tôi đã cố gắng hiển thị câu chuyện một cách thú vị và ấn tượng nhất, điều vốn luôn là một thử thách với dòng phim tiểu sử", Borten cho biết.
Bob Nelson, tác giả kịch bản phim Nebraska
Nebraska không phải kịch bản được sản xuất thành phim đầu tiên của tác giả 57 tuổi, mà là kịch bản đầu tiên do ông viết. Bộ phim đen trắng về hành trình cha và con, do đạo diễn Alexander Payne dàn dựng, đã giành được 6 đề cử Oscar, trong đó có đề cử Kịch bản phim xuất sắc cho Nelson.
“Kịch bản đã tìm thấy con đường đến với các nhà sản xuất Ron Yerxa và Albert Berger, chính họ đã gửi cho Alexander Payne và hy vọng anh sẽ đạo diễn nó thành phim,” Nelson nói. Biên kịch này tiết lộ bản thân anh và cộng sự đã vui sướng và bất ngờ khi Payne nhận lời làm đạo diễn chp phim, đồng thời sẽ tiếp tục với dự án Sideways trước đó, mặc dù Payne đã từng không muốn làm thêm một phim phiêu lưu nào nữa. Rút cục, chính Payne đã muốn trở thành đạo diễn cho Nebraska và đã lthực hiện đúng những lời ông từng nói.
“Cũng như The Last Picture Show từng được làm vào những năm 70 về thời kỳ năm 50, Nebraska giống như một bài điếu văn cho một nước Mỹ đã xa, dù được sản xuất trong thời hiện đại”, Scott Foundas viết trong bài bình luận phim trên Variety.
Trang phục đẹp trong Jackass: Bad Grandpa
Những người bỏ phiếu cho Oscar năm nay gặp phải một cuộc tranh cãi hết sức khốc liệt giữa những thành viên lão thành. Trong khi những người cầm trịch đã ghi nhận công sức của Alexander Payne và đội ngũ của anh trong phim Nebraska, vẫn còn một cuộc viễn chinh tuyệt vời trong Jackass: Bad Grandpa – bộ phim được đề cử cho hạng mục Trang điểm và làm tóc đẹp nhất.
Mặc dù Johnny Knoxville, ngôi sao của Jackass: Bad Grandpa nói đùa với Variety rằng, ông đã vô cùng choáng váng cũng giống nhiều người khác vì bộ phim không được đề cử Phim xuất sắc. Bộ phim mang đậm chất một vở hài kịch, xứng đáng tranh tượng vàng Oscar năm nay.
Những cảnh phim được dàn dựng công phu và nguy hiểm nhất sẽ không thể đạt hiểu quả, nếu chính Knoxville không phải một gã trai già tóc muối tiêu thể hiện vai diễn một cách đầy thuyết phục. Nếu Jackass: Bad Grandpa giành chiến thắng, các nhà kiểm duyệt phát sóng hẳn sẽ phải nín thở trước bài phát biểu của Knoxville.
Tim Alexander – giám sát VFX
Alexander mang đến bản sử thi miền Tây của đạo diễn Gore Verbinski, mang tên The Lone Ranger, bộ phim với hàng loạt những màn rượt đuổi trên tàu hỏa cùng những cảnh phim nguy hiểm chết người. Phim là sự kết hợp tài tình giữa kỹ xảo phông xanh, phép thay thế khuôn mặt (để diễn viên đóng thế trông giống thật), nền kỹ thuật số và hành động thật.
“Verbinski luôn miệng nói ‘Nếu khán giả có một phút nghi ngờ rằng bất cứ chiếc tàu nào là giả, thì chúng ta tiêu luôn!’” Alexander nhớ lại cho biết. Theo anh thì The Lone Ranger là một bộ phim miền Tây thực sự chứ không phải một phim hiệu ứng hình ảnh đơn thuần.
Justin Chang từ tạp chí Variety bình luận: “The Lone Ranger nhắc nhở tôi một cách ấn tượng rằng Hollywood dường như hiếm khi cố gắng vượt lên miền Tây hoang dã... Chúng tôi đã sử dụng nhiều khung cảnh của Monument Valley và những đầu máy tàu hỏa chạy quá tốc độ”.
Lễ trao giải và kết quả Oscar 2014 sẽ được chúng tôi cập nhật sớm nhất vào 8h sáng mai (Thứ Hai ngày 3/3). Mời độc giả đón xem tại mục PHIM!