Những phim đồng tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh
Tình dục từng được coi là lãnh địa cấm trong điện ảnh thế giới một thời, đồng tính càng gặp nhiều thử thách hơn khi tìm đến với công chúng yêu nghệ thuật thứ Bảy.
Khi những cái ôm hôn hay thậm chí chuyện giường chiếu được bật đèn xanh trong điện ảnh (dù vẫn có luật và cơ quan kiểm duyệt dán nhãn phân loại phim), thì có lãnh hạt về đề tài đồng tính vẫn gặp những cái nhìn khắt khe của xã hội, giới chuyên môn lẫn khán giả.
Tương tự như những cảnh thân mật trai gái trên màn ảnh rộng trước đây từng bị cấm kỵ, chủ đề đồng tính cũng gặp rào cản tương tự, thậm chí là gay gắt hơn, bởi xu hướng này mãi đến đầu thế kỷ mới xã hội mới bắt đầu có cái nhìn thoáng hơn.
Một sự trớ trêu nhưng hiển nhiên, là chủ đề của tất cả các bộ phim đều tập trung về phái đẹp, thay vì khai thác về cơ thể đàn ông cũng như xu hướng tình dục của thế giới thứ ba. "May mắn" là nhờ những nhà làm phim tiên phong đã giúp đưa hình ảnh khỏa thân nam giới lên màn ảnh, tạo tiền đề cho những chất liệu, đề tài "táo bạo" cho các nhà làm phim hiện đại.
Và với bộ phim tình cảm lãng mạn Women in Love của Ken Russell (1969) đã có những bước tiến xa khi đề cập đến yếu tố tình dục đồng tính, trong đó không thể không kể tới công của biên kịch gia Lary Kramer khi đưa hình ảnh cảnh hai nhân vật nam khỏa thân thi đấu môn vật tự do.
Dù là bộ phim gây tranh cãi kịch liệt lúc bấy giờ, Women in Love đã gặt hái được 5 đề cử Oscar và giành phần thắng ở hạng mục Nữ diễn chính xuất sắc cho cô đào Glenda Jackson.
Cảnh đồng tính nam trong Women in Love.
Trích đoạn trong phim Women in Love.
Bộ phim đầu tiên tập trung miêu tả về mối quan hệ đồng tính nam trong lịch sử điện ảnh là một bộ phim câm của Đức, mang tên Michael (1942). Phim nói về mối quan hệ giữa một họa sĩ và người mẫu nam của ông. Cặp đôi đã có một kết thúc đau đớn bởi những định kiến xã hội còn hạn hẹp về tình yêu đồng tính.
Tình yêu giữa một họa sĩ (trái) và người mẫu nam trong Michael.
Trích đoạn trong Michael - bộ phim đầu tiên về đề tài đồng tính nam.
Một bộ phim khác của điện ảnh Đức là Girls in Uniform (1931) cũng đề cập đến một cặp đôi đồng tính nữ đầu tiên trên màn ảnh.
Còn với điện ảnh Hollywood, phải mất gần 30 năm sau nơi này mới rộng mở vòng tay đối với các nhân vật đồng tính và chủ đề nhạy cảm này. Trong đó có bộ phim được đề cử Oscar là Inside Daisy Clover (1965), được cho là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Hollywood có nhân vật lưỡng tính nam (nam diễn viên Robert Redford thể hiện).
Nam tài tử Redford đã phải thể hiện anh chàng lưỡng tính thay vì đồng tính trong Inside Daisy Clover để lách luật của Hays Code.
Nhưng tiếc cho điện ảnh Mỹ, thời kỳ này vẫn nằm dưới sự "dòm ngó" của những điều luật chặt chẽ khi nghiêm cấm phim ảnh có đề tài đồng tính. Điều này dẫn đến việc các nhà làm phim của Inside Daisy Clover phải biến tấu cho nhân vật của Redford trở thành nhân vật lưỡng tính (bisexual) khi vẫn có cảm giác với cả nữ giới lẫn đàn ông.
Phải đến thập niên những năm 1970, cách mạng tình dục mới cho phép phá vỡ bức tường cấm, đồng thời cho ra đời The Boys in the Band (1970) của William Friedkin với nội dung xoay quanh các nhân vật đồng tính nam. Một thập niên sau, hình ảnh trong Cruising của Friedkin trở nên nóng hơn hết khi đề cập đến tình dục đồng tính.
Al Pacio (phải) thâm nhập câu lạc bộ dành cho những gã đồng tính để truy tìm thủ phạm.
Hình ảnh trong Cruising.
Nam tài tử Al Pacino trong vai một thám tử điều tra vụ giết người hàng loạt, đối tượng chính là một người đàn ông đồng tính. Anh đã phải thâm nhập những câu lạc bộ đồng tính để truy lùng kẻ giết người.
Và để những hình ảnh trên phim trở nên chân thật, Friedkin đã sử dụng những hình ảnh sex xung quanh diễn viên. Những đoạn phim khiêu dâm về tình dục đồng tính nam cũng được lồng vào phim.