Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar

Sự kiện: Oscar 2024

Mùa trao giải thưởng điện ảnh Oscar 2015 đã xuất hiện nhiều bộ phim gây tranh cãi về đề tài lẫn cách thể hiện.

Trong mùa trao giải thưởng điện ảnh 2015 nhiều người phát hiện ra những bộ phim chứa đựng những yếu tố về sự tối tăm, sự u buồn và cả sự hận đời căm ghét thế tục. Trong số đó, có một số phim đã lợi dụng truyền thông để trở thành một tượng đài.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 1

Khi yếu tố bạo lực đã trở nên quen thuộc trong phim của Hollywood. 

Từ khi điện ảnh ra đời, Hollywood đã đóng vai trò như cột chỉ hướng gió của xã hội Mỹ đương thời, nó giống như những hóa thạch ghi lại lịch sử thăng trầm của nước Mỹ, như một người ghi sử trung thực giữa đời thường. 

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 2

Hình ảnh trong Nightcrawler.

Tuy nhiên, trong năm 2015 liên tục xuất hiện những bộ phim "xấu", truyền đạt những tín hiệu như nước Mỹ đang từ bỏ sứ mệnh "thiên đường giấc mơ" vốn có để trở thành thiên đường ác mộng khiến người ta phải khiếp hãi.

Boyhood: Trong 12 năm chúng tôi đều thành kẻ thất bại

Boyhood đoạt 6 giải đề cử và trở thành Phim hay nhất cùng giải thưởng Đạo diễn xuất sắc tại Quả cầu vàng năm nay. 

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 3

Nhân vật cậu bé Mason trưởng thành nhờ thời gian thay vì hóa trang.

Bộ phim được quay trong vòng 12 năm, tất cả các nhân vật đều không cần hóa trang mà già đi, trưởng thành lên nhờ thời gian, biến một câu chuyện đời thường bỗng chốc trở nên có sức hấp dẫn và lôi cuốn. 

Điều này khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến loạt phim The Up series (2012) của Bruce Balden, ghi lại quá trình trưởng thành của 14 thiếu niên người Anh từ lúc lên 7 cho đến khi 56 tuổi. Ý đồ của người làm phim muốn nhắm đến các giai cấp xã hội cố định ở nước Anh. 

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 4

Quá trình trưởng thành của các nhân vật trong The Up series.

Kết quả cuối cùng cũng chứng minh được những dự báo của các nhân vật: Những đứa trẻ quý tộc vẫn trở thành quý tộc, những đứa trẻ bình dân phần lớn lại trở về là tầng lớp bình dân. Tất nhiên, Boyhood không phải một bộ phim tài liệu, ý định ban đầu của đạo diễn muốn quay một bộ phim có hậu và mơ mộng, thế nhưng Linklater đã không làm như vậy bởi hiện thực không cho phép.

Thời gian trong Boyhood trải dài nhưng không có nhiều biến đổi, cuộc đời con người đều đã được lên kịch bản sẵn, khiến cuộc sống mất đi năng lượng sống. Cảnh phim khiến người xem nặng nề nhất là khi cậu con trai Mason Evans (Ellar Coltrane) rời nhà đi học đại học.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 5

Bà mẹ đã trông chờ quá nhiều ở cậu con trai khi tương lai. cậu giờ mời chớm nở.

Nhân vật bà mẹ (Patricia Arquette) đã suy sụp khi cậu con không mang bức hình của bà mà nói: "Cuộc đời của mẹ coi  như đã trôi qua như vậy! Kết hôn, có con, ly hôn, lấy được bằng, có công việc như ý muốn... Rồi lại ly hôn, tiễn chị con lên đại học rồi tiễn con đi nốt. Con biết điều sắp tới là gì không? Đó chính là đám tang của mẹ".

Những gì người mẹ trông chờ phía trước có vẻ "hơi quá" so với sự hiểu biết của cậu con trai, bởi cuộc đời của cậu mới vừa mở ra trước mắt. Đến cuối phim, Mason quen những người bạn mới, ăn tráng miệng chứa cần sa, bắt gặp ánh mắt một cô gái trẻ xinh đẹp nơi đồng vắng và cùng mỉm cười. Trong khoảnh khắc đó, tương lai của Mason bắt đầu phủ màu hồng. 

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 6

Mối bận tâm của Mason lúc này là những cô gái và các hộp đêm.

Từ lúc này, cậu bắt đầu khiến cô gái nọ và nhiều thiếu nữ khác có bầu, để rồi trở thành "bố trẻ con". Lũ trẻ cũng trở thành gánh nặng trong việc theo đuổi giấc mơ của Mason, do đó cậu không thể không lao động kiếm sống. Nếu tiếp tục bám dựa vào cha mẹ thì cuộc đời cũng như giấc mơ của cậu cũng dần tan biến.

Trong khi The Up series khi bối cảnh nước Anh trở nên suy tàn sau chiến tranh thế giới thứ 2, Boyhood lại chứng kiến nước Mỹ mệt mỏi trong thế kỷ 21.

Trong phim có thoáng đề cập đến các vấn đề về Iraq, nơi cựu Tổng thống Mỹ George Bush phát động cuộc chiến được cho là vì dầu mỏ, hay những kỳ vọng của người dân dành cho tổng thống Obama, khiến cha và con gái cuống quýt đi bầu cử cho vị tổng thống da màu.

Barack Obama hứa sẽ "thay đổi" nhưng điều hứa vẫn chưa thành hiện thực. Thậm chí ngay bản thân ông còn trở nên thất bại hơn cả người tiền nhiệm Bush.

Gone Girl, Nightcraler: Quyền lực truyền thông bị chà đạp

Những năm 60, 70 được coi là thời kỳ "nước sôi lửa bỏng" ở Mỹ khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế, các cuộc vận động dân quyền, giới hippe nổi loạn trong nước.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 7

 Bố già, trở thành đại diện tiêu biểu cho 10 năm hoàng kim của dòng phim phản anh hùng.

Bối cảnh lịch sử đó đã được Hollywood ghi lại với bộ phim  Bố già, trở thành đại diện tiêu biểu cho 10 năm hoàng kim của dòng phim phản anh hùng (anti-hero). Trong 10 năm đó, những yếu tố như cướp bóc, xã hội đen, hippe, những phần tử  nổi loạn trở thành anh hùng, trong khi chính phủ, quân đội, nhà nước và cảnh sát bị đem ra làm trò cười.

Còn trong thời kỳ nước Mỹ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính và khó khăn từ cuộc chiến chống khủng bố, lịch sử lại tái diễn.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 8

Các nhân vật trong House of cast.

Lúc này, truyền hình đã đi trước điện ảnh, xuất hiện bộ phim Breaking Bad (2008), là cuộc đấu tranh giành quyền lực vì dân chúng của các chính khác. Còn với House of Cards/Sóng gió tình trường (2013), được quay với một khối lượng dữ liệu lớn về chính trường Mỹ. Thực tế, dữ liệu chính của phim chính là mức độ ủng hộ của dân chúng dành cho Quốc hội Mỹ hàng năm ở mức độ vừa đủ.

Điện ảnh tuy đi muộn hơn nhưng vẫn may mắn trong năm nay đã kịp ra mắt người xem 2 đại diện là Gone Girl và Nightcrawler. Cả hai bộ phim đều cho thấy kẻ ác luôn là người tiếm quyền và cười hả hê đến cuối phim, đồng thời nhạo báng giới truyền thông, báo chí. 

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 9

Gone Girl, không những có sự chà đạp lên truyền thông mà còn trêu đùa cả pháp luật, đạo đức và lòng tốt.

Đặc biệt là trong Gone Girl, không những có sự chà đạp lên truyền thông mà còn trêu đùa cả pháp luật, đạo đức và lòng tốt. Những con người này có thể nhận được sự đồng tình và ủng hộ, ẩn chứa đằng sau là giá trị quan của nước Mỹ đã hoàn toàn tan vỡ. 

Niềm tự hào của nước Mỹ như tự do, luật pháp, dân chủ, bác ái đều trở thành công cụ cho những kẻ ác làm điều xấu. Hơn nữa, Gone Girl cùng với bộ phim đẫm máu hơn là Nightcrawler đã nhận được vô số những đề cử cũng như lời bình có cánh của Oscar. Trong đó, Gone Girl còn nhận được lượng phiếu bình chọn cao, đồng thời đang được cho là trở thành gương xấu nhất cho xã hội.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 10

Vai trò của báo chí trong Nightcrawler bị nhạo báng.

Tất nhiên, những nhân tố ác trong phim ảnh hiện đại so với những nhân vật phản anh hùng của phim ảnh thập niên 60, 70 rõ ràng có sự khác biệt khá lớn. Phản anh hùng dù sao vẫn là anh hùng. 

Cụ thể, mở đầu phim Bố già, nhân vật tự xưng "Tôi tin nước Mỹ" đã nhờ đến sự trợ giúp của mafia để giúp ông thực thi công lý, tuy vậy không hề có ai chỉ trích hành vi của nhân vật này, bởi chính sự suy đồi của quốc gia đã khiến ông phải nhờ đến sự trợ giúp từ mafia.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 11

Gonegirl nhận được nhiều giải thưởng quan trọng tại các lễ trao giải năm nay.

Nếu nói sự thu hút của Bố già đến từ chính sự phản nghịch của nhân vật thì sức hút từ những nhân vật ác sau này lại đến từ sự ác độc thuần túy, bộ phim cũng không đưa ra bất kỳ lời biện hộ nào cho nhân vật, chỉ có thể dựa vào cuộc hôn nhân thất bại của người phụ nữ đáng thương này.

Birdman và Whiplash:  Hollywood sáng tạo giấc mơ hóa ác mộng

Khán giả có thể nhận thấy người Mỹ đang điều chỉnh tâm trạng của chính mình qua  Birdman và Whiplash. Một đất nước luôn tự hào với "giấc mơ Mỹ" ngay từ đầu đã dấy lên nghi hoặc nhưng đó thực sự là một thất bại.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 12

Birdman đầy rẫy những tình tiết nhạt nhẽo mà bất kỳ bom tấn Hollywood nào của hiện đại vẫn hay làm.

Vấn đề mà Birdman và Whiplash đề cập đến đều liên quan đến giới giải trí. Với Birdman là sự xuất hiện của Người Dơi Michael Keaton, từng nổi tiếng trong những năm tháng của những siêu anh hùng còn làm mưa làm gió, từ đó làm nên một câu chuyện nửa hư nửa thực.

Toàn bộ phim đầy rẫy những tình tiết nhạt nhẽo từ bất kỳ bộ phim bom tấn nào của Hollywood ngày nay vẫn thường hay làm, các đạo diễn cũng không mấy cảm tình với những siêu anh hùng hay các ngôi sao nổi lên từ thể loại phim như vậy. Ngay đến khán giả là những người đưa họ thành nổi tiếng cũng không tỏ ra mặn mà.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 13

Người Chim tạo tình huống gây cười chỉ như "múa rìu qua mắt thợ".

Khi quái thú khổng lồ và những cảnh hành động đột ngột xuất hiện, nhân vật chính trong vai Người Chim tạo tình huống gây cười cho khán giả hiện đại chỉ như "múa rìu qua mắt thợ". Đơn giản vì chúng ta đã quá quen thuộc và yêu mến những yếu tố máu me bạo lực.

Điều này cũng góp phần phủ định toàn bộ những bom tấn từ Star Wars đến nay, trong khi những bộ phim này vẫn được coi là biểu tượng cho thành tựu của Hollywood trong gần 40 năm qua.

Những “bộ phim xấu” gây tranh cãi “nảy lửa” trước thềm Oscar - 14

Whiplash thành công nhờ lớp vỏ ngoài.

Duy chỉ có một cách cũ là Whiplash đã đội lớp vỏ ngoài để tạo nên yếu tố thành công. Thành công không phải ở sự dũng cảm, chân thành, trí tuệ hay lòng tốt, mà dựa trên sự sỉ nhục và lăng mạ, từ bỏ tình yêu và tình thân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Oscar 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN