"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý
Đường Tăng là nữ, thích đi giày cao gót và mê mẩn Tôn Ngộ Không.
Phiên bản Việt Nam: Thầy trò Đường Tăng đều là trẻ con
Năm 2008, ca khúc thiếu nhi mang tên Tây Du Ký với lời Việt cho nhạc sĩ Minh Tâm biên soạn dựa trên bài hát chủ đề của phim Tây Du Ký phiên bản 1986 (Trung Quốc) là Xin hỏi đường ở nơi đâu đã được dàn dựng thành video ca nhạc.
Các nhân vật trong ca khúc thiếu nhi (phải) và trong phim Tây Du Ký.
Trong MV này, bốn nhân vật thầy trò Đường Tăng do các em thiếu nhi thể hiện hết sức hài hước và sinh động. Không lâu sau, nhiều trang báo mạng của Trung Quốc đã đăng tin và chỉ ra những nhược điểm như Ngộ Không vừa múa gậy vừa múa liên hoàn cước.
Trong khi Trư Bát Giới được gắn mũi và tai lợn khá thô vụng còn Đường Tăng lại là một mỹ nam. Đặc biệt, nhân vật yêu quái trùm bộ trang phục đen thường thấy trong dịp Halloween khiến cư dân mạng nước này phì cười.
Phiên bản Nhật: Đường Tăng diện "cây trắng", Bạch Long Mã biến mất
Năm 2006, đài truyền hình Fuji TV của Nhật đã cho dàn dựng bộ phim truyền hình thể loại hành động, viễn tưởng, thần thoại và hài hước mang tên Tây Du Ký/Saiyūki hay Magic Monkey, do biên kịch nổi tiếng của tuyệt tác Chuyện tình Tokyo là Yuji Sakamoto chấp bút. Phim là phần tiếp nối loạt phim ăn khách cùng tên ra mắt năm 1979 và được khán giả Nhật đón nhận nồng nhiệt.
Bốn thầy trò Đường Tăng phiên bản Nhật.
Phim có sự góp mặt của thành viên nhóm nhạc thần tượng SMAP là Shingo Katori và nhiều ngôi sao tên tuổi của điện ảnh Nhật như Atsushi Itō, Teruyoshi Uchimura...
Trong đó, nữ diễn viên nổi tiếng Eri Fukatsu được giao thủ vai nhân vật Đường Tăng/Sanzōhōshi càng khiến nhiều người hâm mộ của Tây Du Ký cảm thấy bất bình. Theo đó, Đường Tăng diện cả "cây trắng" từ đầu đến chân.
"Cô nàng" Đường Tăng diện "cây trắng" từ đầu đến chân.
Đường Tăng của phiên bản 1979 vẫn cưỡi Bạch Long Mã.
Ngoài đức tính từ bi hỉ xả, nhân vật này luôn thể hiện nét nhu mỳ, nhỏ nhặt của một nữ nhi. Đường Tăng trong phim thường đi bộ thay vì cưỡi Bạch Long Mã như trong nguyên tác và từng xuất hiện trong phần đầu năm 1979.
Ngoài 4 thầy trò Đường Tăng và các nhân vật quen thuộc như Ngưu Ma Vương, Hồng Hài Nhi... Nội dung lẫn tạo hình trong phiên bản Tây Du Ký của Nhật cũng được cho là khác xa so với những gì từng quen thuộc với người yêu Tây Du Ký trước đó.
Kịch bản không bắt đầu với sự kiện Ngộ Không xuất thế, thay vào đó là màn mở đầu phim với tình tiết Hoan Dực đại vương (Kimura) muốn ăn thịt trẻ con, lúc này bốn thầy trò Đường Tăng mới chính thức xuất hiện.
Trư Bát Giới được phục trang như một nhân vật hài xiếc tạp kỹ.
Hình ảnh Tôn Ngộ Không/Son Gokū (Shingo Katori) với mái tóc vàng thời trang vô cùng hiện đại, tung hoành xung trận và không hề mang một nét anh hùng hào kiệt vốn có của một Mỹ Hầu Vương. Ngôn ngữ lẫn hành động của nhân vật này cũng mang tính chất gây cười, tấu hài.
Trong khi Trư Bát Giới/Cho Hakkai (Atsushi Itō) lại đội chiếc mũ điểm hổng điểm xanh như quả bí ngô, diện trang phục như nhân vật hề xiếc tạp kỹ