"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý

Đường Tăng là nữ, thích đi giày cao gót và mê mẩn Tôn Ngộ Không.

Phiên bản Hàn: Đường Tăng là nữ, mê mẩn Ngộ Không

Năm 2011, đạo diễn Sin Dong-Yeop dàn dựng bộ phim hành động mạo hiểm Super Monkey Returns/Tây Du Ký:  Mỹ Hầu Vương trở lại.

"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý - 1

Bốn thầy trò Đường Tăng cực kỳ ngầu của Hàn Quốc.

Phim có nội dung hoàn toàn khác so với nguyên tác Tây Du Ký vốn đã quá nổi tiếng với đông đảo độc giả cũng như những người yêu mến bộ phim kinh điển từng được Trung Quốc sản xuất năm 1986.

Trong phiên bản mới của Hàn Quốc, nhân vật Đường Tam Tạng/Samzang (nữ diễn viên Min Ah-ryeong đóng) lại là một mỹ nhân sắc nước nghiêng trời, đem lòng yêu hai đồ đệ Tôn Ngộ Không/Son Oh-gog (Kim Byeong-man) và Sa Ngộ Tĩnh/Sa Oh-jeong (Han Min-gwan).

"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý - 2

"Người đẹp" Đường Tam Tạng nổi bật trong bốn thầy trò.

Những nhân vật như Ngưu Ma Vương/Woo-ma king (Choi Hong-il), Kim giác/Geum-gak (Han Seong-yong), Ngân giác đại vương/Eun-gak (Ha Seong), Bạch Cốt Tinh (Kim Bom)... sau khi sống trở lại đã không còn thiết tha nghĩ đến chuyện hãm hại và muốn ăn thịt Đường Tăng. Chúng mà rắp tâm hủy hoại Trái Đất, reo rắc virus độc hại cho nhân loại. Lúc này, Ngưu Ma Vương đã không còn đoái hoài đến Thiết Phiến công chúa, quay sang có tình ý với Bạch Cốt Tinh.

Không những vậy, "người đẹp" Đường Tam Tạng chỉ biết đi giày cao gót, đi tất lụa đen và gõ giày cồm cộp trên mặt đường, không biết đến tụng kinh niệm Phật là gì.

"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý - 3

Đường Tam Tạng còn có tình cảm với Ngộ Không.

Đáng chú ý là nhân vật Tôn Ngộ Không ở đây không hề biết 72 phép biến hóa. Biệt tài của hắn là dùng cây kim thiết bổng đánh vào "phần hậu" của yêu quái. Không những vậy, ở cuối phim Tôn Ngộ Không cũng chết bất đắc kỳ tử.

Phiên bản Mỹ: Quan Âm..."ân ái" cùng Đường Tăng

Năm 2001, truyền hình Mỹ từng gây xôn xao dư luận khi ra mắt loạt phim truyền hình The Monkey King (Mỹ Hầu Vương) hay The Lost Empire (Đế chế biến mất) do đạo diễn Peter MacDonald dàn dựng, phát trên kênh NBC.

"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý - 4

Poster The Magic King của truyền hình Mỹ.

Phim có sự góp mặt của nữ diễn viên kiêm người mẫu gợi cảm gốc Hoa là Bạch Linh trong vai Quan Âm Bồ Tát, Thomas Gibson (vai Nicolas Orton hay Đường Tăng), Russell Wong (Tôn Ngộ Không), Eddie Marsan (Pigsy – Trư Bát Giới) và Randall Duk Kim.

Trong phim, những nhân vật quen thuộc như Đường Tăng, Trư Bát Giới hay Sa Tăng đều là người da trắng, mắt xanh, "mũi lõ". 

"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý - 5

Từ Bát Giới, Sa Tăng cho đến Đường Tăng đều là "Tây".

Nhiều tình tiết lạ lùng xuất hiện như Ngộ Không bị nhốt dưới núi khí hơi, Bát Giới tìm đến cách giảm béo để rồi cuối cùng gầy giơ xương...

Ngoài ra, nội dung gây sốc nhất của phim là chuyện tình giữa nhân vật Đường Tăng/Nicolas Orton và Quan Âm Bồ Tát. Khán giả sẽ đỏ mặt khi chứng kiến màn "khóa môi" nóng bỏng hay cảnh giường chiếu của cặp đôi trên. 

"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý - 6

Màn "khóa môi" giữa Quan Âm với Đường Tăng.

Theo đạo diễn, đây được coi là yếu tố "giải tỏa căng thẳng" cho câu chuyện phiêu lưu pha ảo tưởng của phim. Chất hài Mỹ khi kết hợp với câu chuyện nguồn gốc Á Đông được nhiều khán giả châu Âu đón nhận và cảm thấy thích thú. 

Tuy nhiên khán giả châu Á, đặc biệt là cộng đồng người Hoa đều cảm thấy vô cùng phản cảm. Họ thậm chí lên án dữ dội bộ phim và "tẩy chay" các nghệ sỹ đóng vai chính.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN