Hãi hùng với hậu trường đóng phim cổ trang
Những nỗi sợ hãi của diễn viên phim cổ trang còn đến từ dây cáp treo, những bữa cơm hộp khốn khó hay chuyện bị chấn thương như cơm bữa, luôn thường trực mỗi khi ra trường quay.
Bị thương khi đóng cảnh hành động, giao đấu là chuyện thường tình
Chuyện diễn viên bị chấn thương khi đóng những pha hành động là điều không khó bắt gặp ở bất kỳ đoàn phim cổ trang nào. Nữ ca sĩ Lý Vũ Xuân khi tham gia bộ phim Huyết trích tử cũng từng bị thương ở đầu gối, máu chảy đầm đìa. Nam tài tử Lương Triều Vỹ trong thời gian quay Nhất đại tông sư đã bị gãy xương sau một cú đá của đồng nghiệp.
Tương tự, nam diễn viên Ngô Chấn Ninh đã bị bỏng nặng khi quay bộ phim Chiến quốc... Đó là những chấn thương thường gặp và có thể coi "như cơm bữa" đối với các diễn viên, đoàn phim quay phim cổ trang.
Nam ca sĩ, diễn viên Nhậm Hiền Tề bị giáo đâm chấn thương khi đóng phim cổ trang.
Có không ít trường hợp trong quá trình đóng phim bị thương đã phải chịu mang di chứng suốt đời. Trường hợp ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan khi ngồi phỏng vấn thường liên tục đổi thư thế sau một vài phút, anh tiết lộ: "Đóng phim bao năm như vậy, toàn thân khắp người toàn vết thương, đốt sống không còn dẻo dai, vì vậy nếu không thay đổi tư thế ngồi sẽ khiến cơ thể vô cùng đau nhức".
Ngôi sao Diệp Vấn cho biết thêm, nếu đi chụp X-quang sẽ thấy bộ xương của anh gần như không còn hoàn thiện, các đốt xương đều không nằm đúng vị trí ban đầu. Ngay đến nữ diễn viên Lý Băng Băng sau nhiều năm đóng phim hành động, khi ngồi lâu cô cũng không chịu được và thường xuyên phải thay đổi tư thế, mỗi khi đi đâu cô đều phải mang theo một vài cái gối dựa lưng.
Cảnh bay lượn biến dây cáp thành con dao hai lưỡi
Trong các phim võ hiệp cổ trang, người xem dễ dàng bắt gặp những cảnh các đại hiệp bay nhảy, phi thân trên không trung không khác có phép thần thông. Nhiều người đều biết, để thực hiện những cảnh bay lượn trên không như vậy, đạo cụ tối thiểu mà đoàn phim sử dụng tới là cáp treo. Thế nhưng điều ít ai biết, độ nguy hiểm mà dây cáp treo mang lại cho người diễn viên là vô cùng lớn, thậm chí hủy hoại một đời diễn viên.
Trước khi thực hiện cảnh quay với cáp treo, đầu tiên diễn viên phải được trang bị lớp áo giáp bằng da cá sấu, càng thắt chặt vào người càng an toàn. Mặc bộ giáp bảo hộ trên không khác mang gông trên người, đặc biệt gây khó khăn cho việc hô hấp cũng như ăn uống. Khi diễn viên bị treo trên không trung, họ còn phải thực hiện những động tác đi lại, biểu diễn tay chân cũng như toàn bộ cơ thể sao cho thật linh hoạt và uyển chuyển.
Huỳnh Hiểu Minh bó bột trên giường bệnh sau khi bị chấn thương từ bộ phim Bạch phát ma nữ.
Ngoài ra, biểu cảm khuôn mặt cũng là điều không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, những động tác của diễn viên còn phải làm sao phối hợp thật nhịp nhàng với kỹ xảo đồ họa vi tính, thậm chí có khi diễn viên thường xuyên phải "diễn chay", đấm đá với người vô hình trên không trung, phải vận dụng trí tưởng tượng cao độ trong diễn xuất.
Những trường hợp đen đủi với diễn viên khi quay với cáp treo trên không trung cũng xảy ra không ít. Có lần nam diễn viên Minh Đạo bị dây cáp thắt chặt 5 tiếng đồng hồ, đến nỗi bị sung huyết mũi, đau đớn vô cùng.
Hay như trường hợp nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh đầu năm quay bộ phim Bạch phát ma nữ, khi quay cảnh với cáp treo và gặp cơn gió mạnh, không may bị rơi từ trên cao xuống, dẫn đến tay trái và đầu gối trái bị chấn thương nặng, gãy xương hai ngón chân trái. Sau tai nạn trên, Huỳnh Hiểu Minh được đưa tới bệnh viện bó bột và nhiều tháng liền phải đi nạng, đến nay việc đi lại của anh vẫn chưa hoàn toàn bình phục hẳn.
Nhục hình tra tấn
Không phải những cảnh hành động giao đấu phim cổ trang ít đi đã được coi là nhẹ nhàng, bởi những cảnh tra cấn, nhục hình cũng khiến các diễn viên cảm thấy vô cùng "khó tiêu". Trong bộ phim Cung tỏa trầm hương là một ví dụ, nữ diễn viên Chu Đông Vũ đã phải chịu cảnh tra tấn vô cùng đau đớn, không những phải đi chân trần trên nền tuyết, mà còn bị châm kim vào người, té nước lạnh lên cơ thể...
Quan Cúc Anh phải chịu đau đớn khi đóng cảnh đại nhục hình.
Sau cảnh quay trên, Chu Đông Vũ đã bị viêm phổi vì quá lạnh. Với nữ diễn viên Quan Cúc Anh khi vào vai nhân vật Nguyễn Thúy Vân trong bộ phim Cung Tâm Kế, mặc dù là đóng phim nhưng cô phải làm thật với cảnh nhục hình kẹp 10 đầu ngón tay nhiều lần trong nhà lao. Sau đó cô còn phải tự tay tát túi bụi vào mặt nữ diễn viên Dương Di. Khi được phỏng vấn về phân cảnh trên, Quan Cúc Anh vẫn còn chưa hết áy náy: "Tôi đã phải dùng đạo cụ và tát không ngừng vào miệng Dương Di, sau cảnh quay đó thì miệng của Dương Di cũng bị sưng tấy lên".
Phim cổ trang còn có những cảnh nôn ra máu, ho ra máu... cũng là những cảnh mà người xem thường gặp nhất. Trong bộ phim Binh pháp Tôn Tử cũng có cảnh quay như vậy, sau khi nhân vật Địch Thiên (Hứa Hoàn Vũ) bị trúng độc và ngã vào lòng Tôn Vũ (Chu Á Văn), thế nhưng đạo diễn Triệu Tiễn chưa thực sự hài lòng với cảnh Địch Thiên trúng độc và ói ra máu, vì vậy cảnh trên khiến Hứa Hoàn Vũ phải uống hết cốc nước giả máu rồi phun ra, rồi lại uống và phun. Được biết, thứ máu nhân tạo này được làm từ mật ong phá với phẩm màu, thế nhưng cảnh máu me này khiến thành viên đoàn phim nhìn thấy cũng cảm thấy xót ruột và sợ hãi.
Ăn mì đến phát ói
Trong các bộ phim cổ trang, nơi các đáng giang hồ hảo hán tụ tập trà dư tửu hậu, được gọi là khách lầu, quán trọ. Những nơi như vậy, người xem thường bắt gặp cảnh các nhân vật ngồi quây xung quanh bàn và ăn như "thần trùng mở mả". Thế nhưng trên thực tế trường quay, những món ăn có vẻ ngon mắt nhưng khó nuốt vô cùng, tưởng "ngon ăn" nhưng không hề như những gì mắt thấy.
Huỳnh Hiểu Minh đã hối hận sau khi ăn hết hộp cơm của bữa tối, để rồi ôn ọe với cảnh phim ăn mỳ diễn ra sau đó.
Vì những chuyện giang hồ thường diễn ra ở trung nguyên, do vậy những cảnh ăn mì thường xuyên bắt gặp trên phim. Những cảnh người xem thấy diễn viên liên tục gắp mì cho vào miệng, đó chắc chắn là những cảnh được quay đi quay lại nhiều lần nhất, sau đó được ghép lại.
Lấy ví dụ trường hợp nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh khi quay bộ phim Long phiếu cũng phải diễn cảnh ăn mì "khốn khổ" này. Thực tế thì trước khi quay cảnh trên, đoàn phim vừa ăn tối, trong khi theo kịch bản, Huỳnh Hiểu Minh phải đóng cảnh "ăn như chết đói", phải làm sao thể hiện được trạng thái người bị đói 3 ngày không ăn uống gì. Lúc này ngôi sao của Lộc đỉnh ký mới thực sự thấy hối hận vì khi chiều đã chót ăn hộp cơm tối.
Không còn cách nào khác, khi đạo diễn hô diễn, Huỳnh Hiểu Minh ngay lập tức phải "vật lộn" với bữa "đại tiệc mì" của một kẻ đói lâu ngày không được ăn. Cuối cùng, Huỳnh Hiểu Minh không nhớ nổi anh đã phải ăn bao nhiêu bát mì và quay đi quay lại bao nhiêu lần thì cảnh quay mới hoàn thiện và đúng ý đạo diễn. Ý nghĩ duy nhất trong đầu của anh là chỉ muốn ói tất cả số mì vừa ăn khi nãy.
Điều kiện ăn uống cực khổ với dưa muối trộn cơm
Như đã biết, nhiều đoàn phim cổ trang thường phải chọn bối cảnh quay tại những nơi hoang sơn cùng cốc, ít người sinh sống, vì vậy điều kiện sống đối với các thành viên đoàn cũng vô cùng khó khăn và vất vả. Và để tìm được một khách sạn hay nhà nghỉ có nóng lạnh 24/24h thì coi như đã là một vận may lớn với cả đoàn.
Cơm hộp dành cho diễn viên là trường hợp thường bắt gặp trong các đoàn phim.
Về vấn đề ăn uống, những ngôi sao lớn trong đoàn sẽ được ưu ái với những suất cơm hộp đầy đặn hơn. Thế nhưng với phần đa thành viên khác trong đoàn, những diễn viên và nhân viên đoàn phim đều được phát mỗi người một hộp cơm bình dân như nhau. Khi đến hàng cơm, mọi người trong đoàn phải xếp hàng chờ nhận suất cơm của mình như thời bao cấp.
Mỗi hộp cơm nhỏ như vậy, nhưng với những đoàn phim phải quay ròng rã hàng tháng trời, với đội ngũ nhân lực đông đảo sẽ ngốn một khoản kinh phí vô cùng lớn. Khoản tiền này luôn được nhân viên phụ trách ăn uống của đoàn giữ bí mật tuyệt đối. Điều này dấy lên những nghi vấn, nếu đoàn phim muốn cắt xén hay ăn bớt, việc dễ dàng nhất là đánh vào những hộp cơm của thành viên đoàn