Choáng với những màn "giết xe" trong bom tấn Hollywood
Bất kỳ ai cũng phải ngạc nhiên khi biết sự thật về những màn phá hủy siêu xe này.
Những "chú ngựa sắt" cùng hàng loạt pha rượt đuổi, bắn phá nghẹt thở trong Fast & Furious 7 vẫn đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu toàn cầu. Thế nhưng thật tiếc, hầu hết những chiếc xế sang chảnh này đều bị phá hủy trong tích tắc.
Những bom tấn hành động của Hollywood luôn khiến khán giả tròn mắt kinh ngạc trước độ tàn phá tàn khốc dàn xế sang cũng như độ chịu chơi của các nhà làm phim của Mỹ. Không ít khán giả đặt nghi vấn về độ chân thực của những pha phá hủy này.
Một cảnh tàn phá xế hộp trong Transformers 3.
Cảnh rượt đuổi xe trong Transformers 3.
Trong Matrix Reloaded, G.I. Joe, Transformer, A Good Day To Die Hard, Fast & Furious... hàng trăm chiếc xe bị nghiền nát, nổ tung.
Theo thống kê từ trang CarThrotte về số lượng xe bị phá hủy trong các bom tấn trên cho thấy, xế hộp bị "nghiền nát" hiều nhất thuộc về đoàn phim Transformers 3 với 532 chiếc. Vị trí á quân thuộc về đoàn phim Matrix Reloaded với 300 chiếc.
Những pha rượt đuổi và nghiền nát xe hơi trong Matrix Reloaded.
Pha tông xe tải kinh hoàng trong Matrix Reloaded.
Còn với đoàn phim Fast & Furious, số lượng xe hơi từng bị phá hủy đã lên đến con số 1.000 kể từ bộ phim đầu tiên được bấm máy. Chỉ tính riêng trong phần 5, 260 chiếc xe đã bị phá hủy và trong 6 là 400 chiếc.
Mới đây, đạo diễn H.B Halicki đã tiết lộ, ông từng cho phá hủy 150 chiếc xe hơi trong bộ phim The Junkman.
Chiếc xe cảnh sát bị bắn tung lên không trung trong Fast & Furious 5.
Màn rượt đuổi xe cảnh sát trong Fast Five.
Cũng nhờ mạnh tay như vậy mà trong Gone In 60 Seconds, Halicki trong vai trò nhà sản xuất lẫn vai diễn chính đã không tiếc cho phá 93 chiếc xe trong một màn rượt đuổi gay cấn. Nhờ vậy, bộ phim có kinh phí chỉ 150.000 USD nhưng mang về 40 triệu USD doanh thu toàn cầu.
Ngoài ra, những bom tấn khác cũng hào phóng cho phá hủy những chiếc xế hộp đắt tiền nhằm mang đến cho người xem cảm giác mạnh.
Có thể kể đến 300 chiếc xe được sử dụng cho bộ phim Ronin (1998) của John Frankenheimer và 80 chiếc trong số đó đã vĩnh viễn không thể sử dụng được nữa.
Cảnh va chạm trong Ronin.
Màn rượt đuổi của hai chiếc BMW và Peugeot trong Ronin.
Không lâu sau, bộ phim G.I. Joe từng thống lĩnh kỷ lục là phim phá hủy nhiều xe hơi nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới với 112 chiếc, chính thức soán ngôi vị quán quân của Blues Brothers 2000 từng lập trước đó. Tuy nhiên, "vương miện phá hoại" của G.J. Joe không giữ được lâu, bởi "người hùng phá hoại" xe trên phim giờ đây đã thuộc về đội xe biến hình của Transformers 3.
Choáng với những hóa đơn "giết xe"
Trong Die Hard 5: A Good Day to Die Hard (2013) của nam tài tử John McClane đã cho phá hủy 132 chiếc xế hộp và 518 chiếc khác bị hỏng nặng, khiến hóa đơn dành riêng cho những pha "giết xe" lên đến 7,2 triệu USD.
Một cảnh trong Die Hard 5.
Pha đụng độ trong Die Hard 5.
Đó là một bộ phim ở thế kỷ 21, còn thập niên những năm 80 như bộ phim The Blue Bothers (1980) từng khiến 103 chiếc xe hơi bị nghiền nát.
Được biết, đoàn phim đã mua 60 chiếc xe cảnh sát với chi phí 400 USD/chiếc để thực hiện cho các cảnh quay tốn kém. Phần lớn những chiếc xe này sau đó chịu số phận ở nghĩa địa xe hơi.
Sự thật sau những màn phá hủy xe
Vì các đạo diễn "giết xe" quá... dã man, nên nhiều khán giả nghi ngờ về độ chân thực của những cảnh này.
Dennis McCarthy từ đoàn phim Fast & Furious.
Tuy nhiên, theo người điều phối hình ảnh xe hơi trên phim là McCarthy, hầu hết những cảnh phá hủy này là thật. "Tôi có thể khẳng định rằng, toàn bộ những cảnh siêu xe bị tàn phá trên phim là thực. Những cảnh xe đóng thế hay kỹ xảo vi tính là rất ít. Tôi cho rằng, nếu không chân thực, hẳn khán giả sẽ thất vọng lắm lắm", McCarthy nói.
McCarthy còn phải đảm bảo, hàng trăm chiếc xe sẵn sàng bị cuốn văng hoặc nghiền nát vào những thời điểm đã định.
Chiếc Dodge Charger Daytona cơ bắp được lựa chọn cho Vin Diesel.
Đây là nhiệm vụ không đơn giản đối với điều McCarthy bởi theo anh, Fast & Furious 6, anh phải cho phá hủy hàng loạt chiếc xe chỉ trong chớp mắt mà khó có thể quan sát được hết.
McCarthy còn tiết lộ, nhiều cảnh xe bị phá hủy trông có vẻ là kỹ xảo nhưng thực ra hiệu ứng CG (kỹ xảo vi tính) chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho những cảnh hành động trên phim.
Chiếc xe tăng thật trong một pha rượt đuổi xế sang của Fast & Furious 6.
Màn rượt đuổi trong Fast Six.
Cảnh phá hủy xe hơi trong Fast Six.
Ảnh hậu trường tàn phá xế hộp trong Fast Six:
Cảnh hậu trường những chiếc xế hộp bị phá hủy trên trường quay Fast Six.
Chiếc xe tăng thật trong cảnh nghiền nát xe hơi.