"Châu Tấn gợi cảm, lanh lợi hơn hẳn Củng Lợi"
Sau khi "Cao lương đỏ" lên sóng, khán giả đã có nhiều ý kiến so sánh nhân vật của Châu Tấn với đàn chị Củng Lợi trong phiên bản điện ảnh gần 30 năm trước.
Bộ phim truyền hình Cao lương đỏ của đạo diễn phim Chân hoàn truyện Trịnh Hiểu Long, cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn với sự góp mặt của Hoa đán Châu Tấn trong vai nhân vật chính "bà tôi" Cửu Nhi. Đây được xem là vai diễn này đánh dấu 10 năm trở lại thể loại phim truyền hình của Châu Tấn.
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi khi thực hiện Cao lương đỏ.
27 năm trước, bản điện ảnh Cao lương đỏ của đạo diễn bậc thầy Trương Nghệ Mưu đã làm nên tên tuổi của Hoa đán Củng Lợi vai Cửu Nhi và tài tử Khương Văn vai Dư Chiêm Ngao.
Sau khi "Cao lương đỏ" lên sóng, khán giả đã có nhiều ý kiến so sánh nhân vật của Châu Tấn với đàn chị Củng Lợi trong phiên bản điện ảnh gần 30 năm trước.
Cửu Nhi của Châu Tấn gợi cảm, lanh lợi hơn hẳn Củng Lợi
Cao lương đỏ bản điện ảnh của Trương Nghệ Mưu vốn được coi là tác phẩm tiêu biểu đưa điện ảnh Trung Quốc đến với thế giới, vinh danh những diễn viên trẻ như Củng Lợi và Khương Văn trở thành các ngôi sao hàng đầu châu Á.
Trước thành công quá lớn của bậc "tiền bối", phiên bản của đạo diễn Trịnh Hiểu Long gặp khá nhiều thử thách và áp lực. Nói về vai diễn Cửu Nhi của hai Hoa đán, đạo diễn Trịnh cho biết, Cửu Nhi của Châu Tấn không hoàn toàn dựa theo khuôn mẫu của Củng Lợi mà đi theo một hướng khác.
Cửu Nhi của Châu Tấn (phải) và Củng Lợi.
Tính cách nhân vật hai phiên bản có nhiều khác biệt. Cửu Nhi của Củng Lợi với tính cách hào phóng, quyết liệt của phụ nữ vùng Sơn Đông. Dù khi đó Củng Lợi tuổi đôi mươi vẫn mang dáng dấp của một cô nữ sinh chưa hiểu sự đời, ngơ ngác, bẽn lẽn khiến người xem phải động lòng, yêu mến.
Phiên bản của Châu Tấn làm toát lên hình ảnh người phụ nữ trí tuệ và hiểu đời, tính tình quyết liệt, dám yêu dám hận, dũng cảm và mưu trí. Dù là một phụ nữ nhỏ nhắn nhưng lanh lợi, hoạt bát lại đảm đương gánh vác mọi công việc lớn bé. Châu Tấn tuy không phải phụ nữ miền Bắc nhưng sự nóng bỏng gợi cảm của cô đủ bỏ xa phiên bản của Củng Lợi.
Một Cửu Nhi hào phóng, quyết liệt của Củng Lợi.
Phân cảnh rước kiệu gặp thổ phỉ giúp người xem thấy rõ hai nét tính cách hoàn toàn khác biệt của hai phiên bản. Trong khi Củng Lợi chỉ biết ngồi khóc như mưa trên kiệu, Châu Tấn lại tỏ ra phẫn nộ, nhoài ra nói giọng đầy khiêu khích với Dư Chiêm Ngao: "Gặp chuyện này càng thêm điên, bà cô này không sợ đâu".
Phiên bản điện ảnh tập trung vào câu thoại kinh điển và súc tích, đáng tiếc những lời vàng ngọc đó dường như không hợp với ngoại hình của Củng Lợi.
Cửu Nhi của Châu Tấn vốn sinh ra đã là một phụ nữ sắc sảo, nói năng lưu loát, mỗi lời nói ra đều như thể trích từ trong sách. Ví dụ: "Thế gian này còn tàn độc hơn cả lòng dạ đàn bà, tôi Đới Cửu Liên gặp được người tốt còn tốt hơn cả người tốt, gặp phải người xấu thì còn tệ hơn một kẻ ác", hay "Mọi người ai cũng đều bình đẳng, vì vậy có thù phải trả, các người đừng trách ta".
Ngoài ra, sự nóng bỏng của nhân vật đã được nữ diễn viên 40 tuổi Châu Tấn thể hiện xuất sắc hình mẫu cô gái 19 tuổi. Diễn xuất tự nhiên không cần phải gồng, đủ làm toát lên vẻ thuần khiết và cảm giác về sự non nớt, làm lộ rõ tính cách nhân vật là một cô gái thông minh, hiểu biết.
Cửu Nhi sắc sảo, lanh lợi và mạnh mẽ.
Nhân vật Dư Chiêm Ngao cũng khiến khán giả chú ý. Về ngoại hình, nam diễn viên trẻ Châu Á Văn không khác nam tài tử Khương Văn khi vào vai Chiêm Ngao năm nào. Cả hai đều tập luyện để có thân hình cơ bắp, tráng kiện và rắn rỏi. Về tính cách, nam diễn viên trẻ Khương Văn khi đó có đủ sự hùng dũng và mạnh mẽ, khiến Dư Chiêm Ngao trở nên oai vệ, hừng hực sức trai, vừa côn đồ và dối trá.
Dư Chiêm Ngao của Á Văn ban đầu anh là một cậu nhóc nhà nông thuần chất và giảo hoạt, đặc biệt với nét tính cách thô cục làm chủ đạo. Ở tập 10, Chiêm Ngao làm thổ phỉ với khả năng lãnh đạo, sau trở thành một nam tử hán chính trực, cương quyết, dám đứng lên vì chính nghĩa dân tộc chống lại quân Nhật.