7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar

Sự kiện: Oscar 2024

Lễ trao giải thưởng của Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ thường là sự kiện được chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng về mặt kịch bản. Tuy nhiên, đôi khi vẫn xảy ra những sự cố bất ngờ. Trước thềm Oscar 2014, hãy cùng điểm lại những tình huống hi hữu trong lịch sử lễ trao giải danh giá này.

Từ chối nhận giải thưởng

Trong lịch sử Giải thưởng của Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ, một số người chiến thắng đã từ chối nhận tượng vàng. Người đầu tiên là nhà viết kịch bản Dudley Nichols, từ chối nhận giải Nhà viết kịch xuất sắc nhất cho phim The Informer (Mật thám) vào năm 1936 vì xung đột với Hiệp hội những nhà viết kịch và Ban tổ chức Lễ trao giải Oscar.

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 1

Marlon Brando từng từ chối giải thưởng

Sau đó, năm 1972, Marlon Brando đã gửi một giấy ủy nhiệm để người đại diện của ông từ chối giải Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn trong phim The Godfather (Bố già). Sacheen Littlefeather, người được ủy nhiệm của Brando đồng thời là nhà hoạt động vì quyền lợi của những nhà hoạt động vì quyền lợi của những thổ dân châu Mỹ, đã thay mặt Brando đọc bức thư dài 15 trang lên án sự ngược đãi của Hollywood với những thổ dân châu Mỹ.

Vụ việc tai tiếng nhất thuộc về George C.Scott, người đã kịch liệt phản đối đề cử Diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn của anh trong phim Patton (Đại tướng). Scott đã gọi Oscar là giải thưởng “kinh tởm”, man rợ và “thối nát” và gọi lễ trao giải là “sự phô trương xác thịt kéo dài 2 tiếng chỉ vì những lí do kinh tế”. Khi cái tên George C.Scott được xướng lên thì ông đang ở cách đó 3 nghìn dặm, xem một trận khúc côn cầu trên truyền hình.

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 2

George C.Scott trong phim Patton

Tuy nhiên, hai năm sau đó, quan điểm của Scott đột ngột thay đổi khi ông tuyên bố rằng nếu được trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Rage (Cơn thịnh nộ), có lẽ ông sẽ không từ chối. Tất nhiên, Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ không thích Ý tưởng này.

Lối đi dài nhất tới sân khấu

Hattie McDaniel là người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được giải Oscar cho vai diễn bà vú trong phim Gone With The Wind (Cuốn theo chiều gió - 1939). Trong khi các diễn viên và đoàn làm phim ngồi cùng nhau thì Mc Daniel đã phải vượt qua quãng đường thật dài mới có thể tới sân khấu và có một bài phát biểu lịch thiệp khi nhận giải. Tại lễ trao giải Oscar 2006, George Clooney đã nói rằng việc trao giải cho McDaniel là sự tiến bộ vượt bậc của Hollywood. Tuy nhiên, nếu xét đến việc bà bị cách li bên ngoài phòng thì có lẽ sự tiến bộ này cũng chưa hẳn… vượt bậc!

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 3

Hattie McDaniel trong phim Cuốn Theo Chiều Gió

Cấm váy ngắn

Trong phim How to Dress for Success (Mặc để thành công) thực hiện năm 1967, Edith Head – nhà thiết kế từng giành giải Oscar, đã nói: “Thậm chí, với những đôi chân đẹp nhất như của Marlene Dietrich cũng trông tuyệt hơn nhiều nếu đầu gối được che đi”. Và để củng cố quan điểm này, với tư cách là cố vấn đặc biệt cho lễ trao giải Oscar lần thứ 40 (năm 1966), Head đã đưa ra quy định cấm những người tham dự mặc váy ngắn để cứu nước Mỹ và một phần thế giới khỏi bị “xúc phạm” bởi đầu gối của các mĩ nhân!

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 4

Edith Head đã đề xuất cấm váy ngắn

Khỏa thân trên sân khấu

Trong lễ trao giải năm 1967, một người đã dám cả gan trưng ra cặp chân trần (thậm chí nhiều hơn!) trong một trang phục còn thiếu vải hơn cả những chiếc váy ngắn, đó là Robert Opel. Cũng chính anh chàng này đã hoàn toàn khỏa thân khi xuất hiện trên sân khấu lễ trao giải năm 1974. Tiếc rằng anh ta không phải là người được đề cử hay người dẫn chương trình mà chỉ là một chàng trai thích khỏa thân. Sau đó, người ta đã điều tra ra rằng, đó là một hành được được ban tổ chức lễ trao giải sắp xếp để hâm nóng bầu không khí tẻ nhạt của buổi lễ.

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 5

Nam vũ công chuyên khỏa thân Robert Opel

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 6

Anh từng được BTC Oscar thuê khỏa thân ở Oscar 1974

Giá trị của bức tượng danh giá nhất thế giới: 1 USD

Từ năm 1950, Ban tổ chức giải Oscar kí với những người được nhận tượng vàng một văn bản gọi là “thỏa thuận của người thắng cuộc”, trong đó quy định nếu người nhận không thích danh tiếng nữa và một ngày nào đó muốn bán bức tượng thì trước tiên phải đề nghị bán cho Ban tổ chức giải với giá… 1 USD. Điều này không có nghĩa là tượng vàng Oscar chưa từng có mặt ở các cuộc bán đấu giá. Đạo diễn Steven Spielberf đã phải bỏ ra 1.1 triệu USD để thu hồi hai tượng vàng của Clark Gable năm 1996 và Bette Davis năm 2011, trả lại chúng cho Ban tổ chức giải Oscar.

Từng là tượng đá, tượng nhựa và tượng gỗ

Hiện tượng vàng Oscar cao 13,5 inches, nặng 3,85 kg, được làm bằng vàng ròng, trên một đế kim loại đen. Tuy nhiên, trước Thế chiến Hai, tượng được làm bằng đá, còn trong thời chiến, bức tượng được làm bằng… nhựa (người sở hữu được phép đổi sang tượng kim loại khi chiến tranh kết thúc).

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 7

Người dẫn chương trình Seth MacFarlane và các tượng Oscar trong một poster quảng cáo Lễ trao giải

Trong những năm 1950, những diễn viên nhí giành giải Oscar được trao những bức tượng nhỏ. Lí do không phải bởi các diễn viên này quá nhỏ bé và yếu ớt để có thể cầm nổi bức tượng lớn ra khỏi sân khấu mà bởi vì Ban tổ chức nghĩ rằng thật không công bằng với những diễn viên lớn tuổi khi phải cạnh tranh với… trẻ em. Người trẻ nhất từng được trao giải Oscar là Shirlay Temple Black, lên 6 khi được trao giải Oscar năm 1934.

Khi diễn viên Edgar Bergen được trao giải Oscar danh dự năm 1939, ông được nhận một bức tượng Oscar bằng… gỗ với cái miệng biết cử động.

Oscar giành giải Oscar

7 chuyện lạ thú vị trong lịch sử Oscar - 8

Nhạc sỹ Oscar Hammerstein II từng hai lần giành Oscar

Đạo diễn, nhà sản xuất Walt Disney là người giành nhiều giải Oscar nhất với 22 lần sở hữu tượng vàng cho 59 lần để cử. Trong khi đó, Kevin O’Connell là người kém may mắn nhất ở sân chơi này khi có tới 20 đề cử nhưng chưa một lần chạm tay tới tượng vàng.

Có một người đặc biệt: mang tên Oscar và giành giải Oscar. Đó là nhạc sĩ Oscar Hammerstein II, hai lần giành tượng vàng. Thật là sự trùng hợp thú vị.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Song Anh (VTV)
Oscar 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN