3 scandal tai tiếng mới mùa Oscar 2014
Chỉ còn bốn ngày nữa sẽ chính thức bắt đầu giai đoạn các thành viên Viện hàn lâm Mỹ bỏ phiếu các hạng mục Oscar xuất sắc nhất 2014. Thế nhưng, từ khi có danh sách đề cử đến nay, scandal đã bám riết lấy nhiều đề cử của giải thưởng danh giá này.
"Wolf of Wall Street" bị kiện bôi nhọ nguyên mẫu
Hôm qua ngày 20/1, phim The Wolf of Wall Street (Sói Già phố Wall) dính kiện 25 triệu USD.
The Wolf of Wall Street chuyển thể từ hồi ký của Jordan Belfort, một doanh thân ở phố Wall. Andrew Greene - người khởi kiện phim, vốn là bạn của tác giả hồi ký từ thời thơ ấu. Sau đó, họ là làm cộng sự với nhau từ năm 1993 đến 1996. Andrew Greene chính là nhân vật quan trọng được nhắc đến trong câu chuyện hồi ký The Wolf of Wall Street.
Nhân vật Nicky Rugrat Koskoff trong Sói già phố Wall do P.J. Byrne thủ vai
Khi chuyển thể từ sách lên phim, các nhà biên kịch có tạo ra một nhân vật tên Nicky Rugrat Koskoff. Theo Andrew Greene, đây chính là nguyên mẫu của ông trong hồi ký The Wolf of Wall Street. Thế nhưng, hồ sơ khởi kiện khẳng định, qua bàn tay nhào nặn của kịch bản chuyển thể khiến chính bản thân Andrew suýt chẳng nhận ra mình vì trở thành kẻ nghiện ngập, sa đọa. Andrew Greene cho rằng đây là hành vi bôi nhọ, làm tổn hại đến hình ảnh của ông.
Sói già phố Wall được giới phê bình cho là một bộ phim thực sự gai góc
Aaron Goldsmith, luật sư Andrew Greene chia sẻ cụ thể rằng hình ảnh của Andrew Greene trong hồi ký gốc không hề làm ảnh hưởng đến danh dự của ông. Nhưng nhân vật chuyển thể từ nguyên mẫu của Andrew Greene trong phim trực tiếp tham gia các hoạt động phạm pháp. Trong khi đó, thực tế ông này chưa bao giờ bị bắt hoặc truy tố có liên quan đến vụ án của Jordan Belfort.
Andrew Greene đòi bồi thường 25 triệu USD (hơn 527 tỉ đồng) vì tội phỉ báng danh dự và muốn phim phải hủy phát hành tại các rạp.
Phim lấy cái hài để nhạo lại xã hội
"Her" bị cáo buộc ăn cắp ý tưởng
Trước khi The Wolf of Wall Street bị kiện, bộ phim Her (Cô Ấy) từng bị dính scandal tai tiếng. Phim đang nhận được 5 đề cử gồm Phim xuất sắc nhất, kịch bản gốc, chỉ đạo nghệ thuật, nhạc nền và ca khúc trong phim.
Thế nhưng, đầu tháng 1/2014, hai nhà biên kịch tên Sachin Gadh và Jonathan Sender bất ngờ lên tiếng khẳng định ý tưởng gốc của phim là của chính họ và đã bị đạo diễn kiêm tác giả kịch bản kiêm sản xuất là ông Spike Lee ăn cắp.
Her được nhiều đề cử bị tố ăn cắp ý tưởng
Hai nhà biên kịch trên khẳng định đường dây cốt truyện trong phim Her rất giống với trong phim Bely của chính họ. Kịch bản phim Bely đã được gửi đến cho hãng sản xuất Creative Artists Agency và đang được chào bán trên mạng.
Nội dung của phim Bely kể về một công ty điện tử tạo ra một chiếc điện thoại biến dạng có thể hỗ trợ cho những người không may mắn trong tình yêu. Trong khi đó, Her kể về một nhà văn đang khốn khổ sau khi ly dị tìm thấy niềm vui với chương trình máy tính ảo có thể giao tiếp bằng giọng nói. Các nhà biên kịch cáo buộc Spike Lee đã chuyển cách mô tả nhân vật người đàn ông thất tình (do Joaquin Phoenix thủ diễn) từ yêu điện thoại sang yêu một chiếc máy tính bỏ túi.
Cho tới hiện nay, đạo diễn Spike Jonze hiện vẫn chưa lên tiếng gì về vụ việc. Và hai nhà biên kịch lên tiếng tố cáo cũng chưa có động thái gì thêm.
Ca khúc bị loại vì “tác giả đi đêm trái phép”
Trước khi Đề Cử Oscar được công bố, ca khúc Alone Not Yet Alone trong phim cùng tên đã đau đớn bị loạt khỏi danh sách đề cử Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất. Viện hàn lâm Mỹ đã phát hiện tác giả ca khúc là ông Bruce Broughton đã lạm dụng chức vụ để gửi email vận động thành viên bỏ phiếu theo cách không được phép.
Ca khúc Alone Not Yet Alone trong phim cùng tên bị loại ra khỏi danh sách đề cử
Bruce Broughton vốn là một thành viên của hội đồng quản trị Viện hàn lâm. Trong quá trình tiến hành chọn Đề cử xuất sắc nhất, ông đã gửi mail tới mọi người cấp cũ để vận động đen cho Alone Not Yet Alone. Nhờ vậy ca khúc đã được lọt vào Danh sách đề cử thật. Nhưng sau đó, công chúng thấy lạ về việc một ca khúc vô danh trước đó bỗng lọt vào đề cử.
Người ta xem xét lại và phát hiện việc đi đêm của ông Bruce. Alone Not Yet Alone ngay lập tức bị loại khỏi danh sách. Đề cử mới chỉ còn bốn ca khúc Happy (phim Kẻ trộm mặt trăng 2), Let It Go (phim Nữ hoàng băng giá),The Moon Song (phim Cô ấy) và Ordinary Love (phim Mandela: Đường dài tới tự do).
Bà Cheryl Boone Isaacs giải thích: "Chuyện này không liên quan tới bộ phim. Chỉ là về quá trình bầu chọn ở một hạng mục giải thưởng. Tất cả chỉ có thế. Chúng tôi phải cứng rắn để giữ nghiêm minh cho quá trình bầu chọn".
Sao thua Oscar nhận quà 80.000 đô Năm nay, những ngôi sao đã lọt đề cử Oscar 2014 nhưng không giành giải sẽ được nhận một túi quà trị giá 80.000 USD. Đây là truyền thống đã kéo dài 15 năm ở Hollywood, vừa được tiết lộ. Distinctive Assets, một nhà phân phối sản phẩm thị trường, có trụ sở ở Los Angeles, cho hay họ trao túi quà này cho những người thua cuộc ở các hạng mục Nam diễn viên xuất sắc, Nữ diễn viên xuất sắc, Nam phụ xuất sắc, Nữ phụ xuất sắc và Đạo diễn xuất sắc. Những gương mặt từng giành được món quà này các năm trước phải kể đến Meryl Streep, Hugh Jackman, Helen Mirren, Amy Adams và Jerremy Renner. Gói quà này gồm rất nhiều sản phẩm thẩm mỹ đắt tiền và xa hoa, cùng những chuyến du lịch xuyên nước Mỹ hạng sang đắt đỏ. Tiêu biểu, những người được quà được nhận một chuyến đi du lịch đến Nhật Bản trị giá 15.000 USD, nghỉ mát ở các khách sạn và resort nổi tiếng của Mỹ trị giá 6.000 USD. Ngoài ra, các ngôi sao còn mang về nhà rất nhiều dụng cụ gia đình hàng hiệu khác. |