11 bộ phim bị chỉ trích vì ngược đãi động vật
Khẩu hiệu “Không có động vật nào bị hại” trong quá trình sản xuất dường như đã bị vô tác dụng.
Quá trình sản xuất phim ở Mỹ luôn được giám sát bởi tổ chức Hiệp hội Nhân đạo Mỹ, viết tắt AHA. Một trong những tiêu chuẩn “thép” mà các nhà làm phim Hollywood phải tuân theo đó là an toàn cho động vật trong khi sản xuất phim truyền hình hoặc điện ảnh.
Dễ dàng nhận thấy phần đầu các bộ phim luôn có dòng chữ “Không có động vật nào bị hại” để chứng tỏ nhà sản xuất đã tuân thủ nguyên tắc của AHA. Tuy nhiên, không ít động vật đã bị hại hoặc bị chết trong quá trình quay.
Life of Pi
Cuộc đời của Pi là một bộ phim phiêu lưu tuyệt đẹp, xoay quanh một cậu bé người Ấn Độ 16 tuổi tên Pi bị mắc kẹt trên một chiếc xuống cứu sinh trôi dạt ở Thái Bình Dương cùng một con hổ Bengal có tên Richard Parker. Bộ phim đã thành công khi thu về hơn 600 triệu đôla và đoạt nhiều giải thưởng tại Oscar cũng như Quả cầu vàng.
Hầu hết các hiệu ứng của bộ phim đều được tạo ra bằng máy tính, bao gồm cả những cảnh có con hổ Parker. Life of Pi vì thế được nhấn mạnh là phim 3D dùng kỹ xảo điện ảnh lồng ghép nhân vật đồ họa vào với cảnh thực và người thực.
Dẫu vậy, những tranh cãi đã nổ ra khi Gina Johnson, cựu giám sát viên của Hiệp hội Nhân đạo Mỹ (AHA) tiết lộ việc con hổ được sử dụng trong phim suýt chết đuối.
Phủ nhận lời của Gina Johnson, đại diện của AHA khẳng định con hổ trong phim chưa bao giờ bị thương và càng không có chuyện chết đuối. Dẫu vậy, AHA cũng phải thừa nhận trong lịch sử bảo vệ động vật khi quay phim đã có tai nạn hy hữu xảy ra.
The Grey
Bộ phim kinh dị tâm lý ảm đạm này được sản xuất năm 2011, kể về một nhóm người chạy trốn khỏi những con sói giết người ở Alaska.
Trong quá trình quay phim, người ta đã mua 4 xác sói từ một thợ săn. Hai trong số xác chết được sử dụng như đạo cụ cho bộ phim. 2 con sói còn lại đã thực sự bị nấu chín làm thức ăn cho các thành viên của đoàn phim.
Bữa ăn kỳ lạ này đã được sắp xếp vì một cảnh trong phim khi những người đàn ông giết và nướng một trong con sói tấn công.
The Adventures Of Milo And Otis
Những cuộc phiêu lưu của Milo và Otis là bộ phim dành cho trẻ em yêu quý ở Nhật Bản về câu chuyện của một con mèo và một con chó. Phim được phát hành vào năm 1986, tạo nên “cơn sốt” lớn nhất màn ảnh Nhật Bản trong năm.
Tuy nhiên tổ chức bảo vệ động vật của Australia đã nhận được báo cáo cần phải tẩy chay bộ phim. Họ cho rằng hàng chục con mèo đã bị giết chết trong quá trình quay phim. Và một nhà sản xuất đã làm gãy chân của một con mèo để nó xuất hiện với đôi chân khập khiễng trong phim.
The Charge Of The Light Brigade
Bộ phim về đề tài chiến tranh năm 1936 này đã khiến ít nhất hai chục con ngựa bị giết chết. Trong một cảnh đoàn xe di chuyển bằng ngựa bị bắn, chân của chúng đã bị ngã quỵ. Một diễn viên đóng thế cũng chết trong cảnh này.
Sau đó, bộ phim đã bị lên án mạnh mẽ vì việc giết chết động vật. Một số luật được đưa ra để xác định việc động vật được sử dụng như thế nào trong phim.
Snow Buddies
Bộ phim liên quan đến những chú chó bị mắc kẹt ở Alaska và trở thành chó kéo xe. Nhà sản xuất Disney đã mua rất nhiều “người bạn bốn chân” này về để lấp đầy vai trò cần thiết trong các cảnh quay. Dẫu vậy, một số chú chó đã bị tách ra khỏi mẹ khi nó mới chỉ khoảng 6 tuần, thay vì 8 tuần như tiêu chuẩn an toàn động vật.
Đáng buồn hơn, những chú cún con không được tiêm chủng đúng cách đã bị mắc nhiều bệnh. Cuối cùng 5 chú chó đã bị chết khi quay bộ phim này.
Manderlay
Đây là một câu chuyện nghiệt ngã của chế độ nô lệ vào thế kỷ 20 ở Mỹ. Vì bối cảnh phim diễn ra trên đồn điền nên lẽ dĩ nhiên có nhiều cảnh quay động vật. Trong đó, một cảnh phim cho thấy một con lừa bị giết.
Đạo diễn Lars Von Trier nổi tiếng từng giành tại LHP Cannes 2000 là người chỉ đạo bộ phim này. Ông đã mua một con lừa dự kiến giết mổ hoặc cho nó một liều thuốc độc để thi hài của nó có thể sử dụng trong phim. Đáp lại điều này, nam diễn viên John C.Reilly đã bỏ vai diễn của mình. Đạo diễn Von Trier cuối cùng phải cắt cảnh con lừa bị giết vì lo ngại các vụ bê bối sẽ phá hủy dự án của mình.