10 series truyền hình "dậy sóng" thế giới
Những Star Trek, Gia đình Simpson hay Dallas hay cả American Idol... được coi là những tác phẩm truyền hình có sức ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm cũng như văn hóa xã hội thế giới truyền hình.
1. Star Trek (1966)
Đây là một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng được khán giả hâm mộ điện ảnh yêu thích nhất, đồng thời là một trong những loạt phim truyền hình được yêu thích nhất trong lịch sử điện ảnh truyền hình. Bộ phim được phát lần đầu tiên năm 1966 đến năm 2005, với 5 bộ phim truyền hình và một phim hoạt hình, tổng cộng 30 mùa với 726 tập tất cả (tính đến thời điểm năm 2013).
Ngoài ra còn có hơn 12 bộ phim điện ảnh chuyển thể cùng chủ đề của Star Trek cũng đã kịp ra đời. Star Trek không những có ảnh hưởng sâu sắc tời thế giới truyền hình, đứng trên góc độ tiểu thuyết khoa học viễn tướng, nó còn góp phần tích cực trong việc phát triển lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Mặc dù, bộ phim Doctor Who của đài BBC Anh tỏ ra chiếm thế hơn hẳn so với Star Trek khi công chiếu ở quốc đảo sương mù, song nó lại trở thành bộ phim truyền hình khoa học viễn tưởng số một ở các quốc gia khác trên thế giới.
Star Trek là bộ phim truyền hình đình đám và gây tiếng vang đầu tiên của loạt phim truyền hình Cult TV, Mỹ do Gene Roddenberry khởi xướng và là tiền đề cho những loạt phim truyền hình tương tự ra đời sau này như Lost, hay The Walking Dead.
2. Dallas (1978)
Bộ phim dựa theo hàng loạt những rắc rối và những âm mưu của ông trùm dầu khí thành phố Dallas là J.R. Ewing và gia đình, là một phim truyền hình của đài ABC, Mỹ phát sóng lần đầu tiên năm 1978. Khi phim mới đượccông chiếu đã nhận được những phản ứng tích cực từ phía khán giả.
Dallas liên tục phát sóng từ năm 1978 - 1991 với tổng cộng 357 tập trong thời gian 13 năm, đồng thời lập nên kỷ lục trong thể loại phim truyền hình của đài ABC. Dallas không những là bộ phim đầu tiên được công chiếu vào thời kỳ hoàng kim của thể loại phim truyền hình dài tập, mà còn là một bộ phim truyền hình đúng nghĩa đầu tiên được công chiếu trên toàn cầu, khi lần lượt được phát tại gần 100 quốc gia và được dịch ra 67 ngôn ngữ. Dallas ngoài ra còn góp phần thành lập tổ chức liên hiệp của ngành truyền hình thế giới. Năm 2012, Dallas một lần nữa được phát trên đài truyền hình TNT.
3. The Kids of Degrassi Street (1979)
Một bộ phim truyền hình của Canada do Lnda Schuyler khởi xướng. Đây là bộ phim truyền hình được các đài truyền hình của châu Âu cạnh tranh khá gay gắt để mua bản quyền phát sóng. Qua hơn 30 năm phát sóng đã chứng minh một điều, không chỉ có Mỹ mới là quốc gia có những bộ phim truyền hình mang tính toàn cầu.
Hơn nữa, phiên bản mới nhất của bộ phim mang tên Degraasi The Next Generation kể từ khi lần đầu phát sóng năm 2001 đến nay đã trải qua 10 mùa, độc quyền phát sóng tại hơn 140 quốc gia trên thế giới.
4. The Cosby Show (1984)
Trước khi bộ phim ra đời, nhiều người vẫn cho rằng thể loại phim hài sẽ không bao giờ có th ị trường toàn cầu, đặc biệt nhiều nước chắc sẽ không mặn mà với một bộ phim hài do các nghệ sĩ da màu người Mỹ thủ vai. Song, The Cosby Show từ khi phát sóng đã làm thay đổi quan niệm trên.
Bộ phim từng xếp vị trí Top 10 phim truyền hình ăn khách nhất thế giới và nhận được tình cảm cũng như sự yêu mến của khán giả khắp hành tinh.
Trong 10 năm phát sóng liên tục, The Cosby Show luôn là một trong những bộ phim được yêu thích nhất thế giới. Ngoài ra, phim còn nhận được nhiều giải thưởng uy tín và danh giá như giải Emmy, Quả cầu vàng, giải thưởng NAACP Mỹ, Choice Awards và Young Artist. Bên cạnh đó, người sáng lập và đảm nhiệm vai diễn chính là nam diễn viên Bill Cosby còn được mệnh danh là "Cha đẻ thể loại phim hài".
5.The Simpson (1989)
Đây là bộ phim hoạt hình tâm lý hài của hãng 20th Century Fox. Khi 20th ủy thác cho Matt Groening làm một bộ phim hoạt hình theo thể loại hài, họ đã dự báo doanh thu của phim này trên toàn cầu chỉ là con số 0. Thế nhưng kể từ đó cho đến nay, phim đã trải qua 25 mùa, được xếp vào phim có tuổi đời dài nhất trong lịch sử phim hoạt hình tâm lý hài kịch của Mỹ, và là bộ phim truyền hình của 20th có khả năng hốt bạc "khủng" nhất mỗi năm trên khắp thế giới.
Ngoài ra, The Simpson còn có ảnh hưởng lớn tới văn hóa phổ biến cũng như nhận được nhiều giải thưởng điện ảnh quan trọng, được tạp chí Time bầu chọn là Chương trình truyền hình vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
6. Mighty Morphin's Power Rangers (1993)
Năm 1984, Haim Saban khi ở trong một khách sạn ở Tokyo, Nhật Bản, đã tình cờ xem được một chương trình hài hước của Nhật, liền nảy ra ý tưởng xây dựng một phiên bản tương tự của người Mỹ. Ý tưởng đó đã được Haim Saban cùng đồng nghiệp chính thức bắt tay dàn dựng.
Cuối cùng, sau 8 năm đã cho ra đời bộ phim truyền hình Mighty Morphin's Power Rangers vô cùng nổi tiếng và ăn khách. Phim cũng góp phần đáng kể trong việc làm thay đổi các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên thế giới sau này.
7. Big Brother (1999)
Đây là một chương trình truyền hình thực tế khác biệt hoàn toàn so với tất cả các chương trình trươc đó. Những con người hoàn toàn xa lạ, được đưa vào một căn phòng có trang bị hàng loạt các máy quay cũng như microphone. Họ cùng nhau ăn, ngủ và sinh hoạt 7 ngày/tuần, 24/24, tất cả mọi hành động của họ đều nhất loạt bị ghi lại và phát sóng trên truyền hình.
Các thí sinh sẽ bỏ phiếu cho nhau trong thời gian tham gia thi đấu để quyết định ai là người ở lại hoặc trở về nhà, để rồi cuối cùng người chiến thắng là người cuối cùng được ở lại căn phòng. Khi John de Mol nảy ra ý tưởng về một chương trình truyền hình thực tế sử dụng máy quay an ninh, ông đã nhận thấy chương trình sẽ không thể có khả năng thu hút sự quan tâm chú ý của khán giả thế giới.
Thế nhưng khi sử dụng những cảnh quay riêng tư với tia hồng ngoại, đồng thời là chương trình truyền hình đầu tiên sử dụng hình thức trực tiếp trên mạng internet 24/24, vì vậy đã khiến Big Brother trở nên hấp dẫn và có sức lôi cuốn đối với nhiều đối tượng khán giả trên khắp toàn cầu. Chương trình truyền hình hoàn toàn mới lạ này đã được nhiều chương trình truyền hình thực tế khác mô phỏng lại. Hiện tại, Big Brother đã thực hiện được 15 mùa kể từ lần đầu tiên phát sóng vào năm 1999.
8. American Idol (2001)
Về cơ bản, những cuộc thi ca hát cũng dần đi vào lối mòn và trở nên cũ kỹ như truyền hình. Thế nhưng Simon Fuller đã sáng tạo ra một chương trình truyền hình thực tế dựa trên những hình thức truyền hình xưa cũ khiến các chương trình khác phải thèm muốn và khao khát.
Xét về tỷ suất người xem, mỗi mùa của American Idol phát trên toàn thế giới đạt 460 triệu lượt người xem. Về lợi nhuận thương mại, nhà sản xuất chương trình đã sử dụng các hình thức như bình chọn qua tin nhắn điện thoại, tài trợ quảng cáo, doanh thu từ bản quyền ở nước ngoài, doanh thu từ kinh doanh nhạc... mang lại giá trị kinh tế cho chương trình lên đến 8 tỷ USD, đồng thời trở thành chương trình truyền hình có giá trị nhất trong lịch sử truyền hình thế giới.
9. CSI: Crime Scene Investigation (2000)
Nội dung phim nói về các chuyên gia pháp y trong quá trình điều tra từ việc thu thập các manh mối tại hiện trường vụ án bằng nghiệp vụ cũng như thiết bị khoa học kỹ thuật hỗ trợ hiện đại nhất để phân tích, điều tram. Từ đó đưa ra các suy luận logic và hợp lý dựa trên nền tảng "tất cả đều sử dụng bằng chứng thay lời nói" để tìm ra hung thủ gây án.
Ngành pháp y học trước đó từng ít được biết đến cũng như không phổ biến rộng rãi, thế nhưng sau khi chương trình Crime Scene Investigation được phát sóng, từ đây bắt đầu dấy lên trào lưu sử dụng các phương pháp khoa học để giải quyết các nghi án trên khắp thế giới.
Góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thế giới áp dụng khoa học kỹ thuật trong điều tra phá án, đó chính là nhờ công lớn của nhà sản xuất Jerry Brcukheimer, người đã viết kịch bản cho loạt phim truyền hình ăn khách trên. Ông còn là người hỗ trợ trong việc tạo hiệu ứng hình ảnh có chất lượng cao cho bộ phim, điều này khiến các bộ phim truyền hình về sau muốn qua mặt CSI càng gặp thêm nhiều khó khăn.
10. Homeland (2011)
Bộ phim truyền hình kinh dị đề tài chính trị hiện đang phát sóng trên kênh truyền hình Showtime của Mỹ, được chuyển thể từ bộ phim truyền hình của Israel từng giành giải Emmy cho thể loại phim truyền hình xuất sắc, mang tên Htufim (Prisoners of War/Người tù chiến tranh).
Điều này phần nào cho thấy hướng đi của phim truyền hình Mỹ khi bắt đầu chú ý tới các sản phẩm truyền hình của các quốc gia khác, khi kịch bản và ý tưởng trong nước đang ngày một cạn kiệt.
Sau thành công vang dội của Homeland, các nhà sản xuất phim truyền hình trên thế giới bắt đầu đổ xô giao phim của họ cho các nhà làm phim của Mỹ, hy vọng sẽ làm nên một "Homeland thứ hai". Chắc chắn trào lưu trên sẽ có ảnh hưởng tới cục diện nền phim truyền hình của Mỹ, kết cục ra sao thì công chúng sẽ phải đợi thêm một thời gian mới rõ.