10 phim kinh điển trên thế giới về nghề giáo
Điện ảnh thế giới đã có nhiều bộ phim đề cập đến nghề "gõ đầu trẻ", tôn vinh những bậc làm thầy.
1. A Village School Teacher (1947)
Phim của điện ảnh Nga mang tên A Village Schoolteacher (Selskaya uchitelnitsa) của đạo diễn Mark Donskoy. Đây có thể coi là bộ phim đầu tiên về đề tài người giáo viên làng do điện ảnh cách mạng Xô Viết sản xuất năm 1947.
Cô giáo Varvara Martinovna.
Khi Liên bang Xô Viết rơi vào cảnh chiến tranh triền miên, cô giáo Varvara Martinovna (Vera Maretskaya đóng) từ thành phố St.Petersburg đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho các học sinh vùng thôn quê, nơi người dân làng tỏ ra hiếu kỳ và không sẵn sàng cho con đi học bởi "chúng tôi cần những công nhân chứ không phải học sinh". Nhưng Varvana đã nỗ lực bằng mọi giá để khai sáng cho các em nhỏ ở đây.
2. Phượng hoàng cầm/Country Teachers (1994)
Phim khởi quay năm 1994 dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lưu Tỉnh Long. Cô gái trẻ quê mùa Trương Anh Tử (Kịch Tuyết đóng) sau bao lần cố gắng vượt mọi gian khổ nhưng thất bại trong thi cử, đã tìm cách rời quê lên thành phố lập nghiệp, nhưng bị phân về một trường tiểu học ở miền núi làm giáo viên.
Phim Phượng hoàng cầm.
Trường học nghèo nàn thiếu thốn chỉ dựa vào sự dạy dỗ của bốn giáo viên gồm hiệu trưởng Từ (Lý Bảo Điền), hiệu phó Đặng (Phùng Khiêm), giáo viên chủ nhiệm Tôn (Vương Học Kỳ) và Anh Tử. Những giáo viên sống thanh bần, cần mẫn và bao dung luôn khắc khoải chờ đợi vào một sự đổi mới của giáo dục.
Phim không những đề cập về tinh thần cống hiến hết mình của những thầy giáo làng cho sự nghiệp giáo dục mà còn tiết lộ nhiều vấn đề khác về giáo dục thời chiến.
3. Không thiếu một em/Not One Less (1999)
Bộ phim đầy xúc động của đạo diễn Trương Nghệ Mưu về đề tài người thầy giáo nông thôn. Phim kể về cô giáo cấp một họ Cao của cô bé Thủy Tuyền phải về quê thăm mẹ ốm, vì vậy trưởng thôn Điền chỉ còn nhờ vào cô gái 13, 14 tuổi Ngụy Mẫn Chi đứng lớp thay một tháng.
Cô Cao thấy Mẫn Chi quá trẻ nên không đồng ý, dù trưởng thôn nói tìm một người dạy thay không phải chuyện đơn giản và chỉ cho cô bé trông nom lớp đợi ngày cô Cao trở lại.
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu và cô giáo Mẫn Chi.
Cảnh Mẫn Chi lên truyền hình tìm học sinh bỏ trốn.
Mẫn Chi đã hứa "học sinh sẽ không thiếu một người" khi trao lại lớp cho cô Cao. Cô không được phép dạy, chỉ có nhiệm vụ quản học sinh truy bài và đếm sĩ số (28 học sinh). Mẫn Chi từng bị học sinh bắt nạt, hay nghiêm trọng hơn có học sinh vì cuộc sống gia đình đã bỏ học lên thành phố tìm việc.
Vì lời hứa, Mẫn Chi đã lặn lội lên thành phố tìm học sinh đó về, dù trong người cô không đồng xu dính túi, lạ nước lạ cái nơi thành phố đầy phức tạp.
4. Nụ cười trong nến/Her Smile Through Candlelight (1991)
Một bộ phim thập niên những năm 90 của đạo diễn Ngô Thiên Nhẫn lấy bối cảnh ở Thượng Hải. Cô giáo ốm yếu Vương Song Linh (Tống Hiểu Anh) lần đầu nhận chủ nhiệm một lớp học ngỗ nghịch có tiếng của trường, do học trò Lộ Minh (Đường Lê) đầu têu.
Bìa phim Nụ cười trong nến.
Thế nhưng cô Vương đã tìm mọi cách để cải thiện tình hình lớp học cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng, để lại nhiều tiếc nuối, xót xa và sự kính trọng của các học sinh cứng cổ ngày nào dành cho cô, một một ngọn nến tinh thần đầy nghị lực và bao dung của người thầy.
5. Thầy giáo vĩ đại Onizuka/GTO: Great Teacher Onizuka (1998)
Chàng sinh viên Onizuka Eikichi (Takashi Sorimachi đóng), tốt nghiệp một trường đại học trung bình, học lực trung bình cùng những "chiến tích" kinh hoàng thời sinh viên và bị coi như một kẻ gây náo loạn đường phố. Nhưng Onizuka luôn đau đáu một khát khao là trở thành giáo viên trung học, đơn giản vì ở đó có nhiều nữ sinh xinh đẹp.
Thầy giáo điển trai Onizukia.
Onizuka đã dồn hết tâm sức để thi vào một trường công lập và được trường trung học Musashino nhận làm việc. Thầy hiệu trưởng dù bị đồng nghiệp ngăn không nên nhận Onizuka nhưng nhờ linh cảm nghề nghiệp nên ông tin anh sẽ là người mang lại bộ mặt mới cho giáo dục. Ngay lập tức thầy giáo trẻ nhận đứng chủ nhiệm bốn lớp 7 và bắt đầu đối mặt với những thách thức của nghề làm thầy.
Onizukai đối xử với các học sinh bằng cách đặt lợi ích giáo dục cũng như sự bình đẳng lên hàng đầu, không màng danh lợi, tôn trọng tự do cá nhân... Ở Onizuka toát lên hình ảnh một thầy giáo trẻ thoát tục, dám nói dám làm, chân thành bậc nhất.
Lớp học của thầy Onizuka.