10 bộ phim gia đình Hoa ngữ lấy nước mắt khán giả
Điện ảnh Trung Hoa đã cho ra đời không ít những tác phẩm xoay quanh chủ đề gia đình lấy nước mắt của khán giả.
6. Riding Alone for Thousands of Miles - 2005
Bộ phim sản xuất năm 2005 với chủ đề không phải là mới - khoảng cách giữa cha và con, thế nhưng đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã dùng một cách thông minh làm cho bô phim không hề cũ.
Cao Điền sau khi nhận được tin con trai Kenichi mắc bệnh, đã vội vã từ làng chài nơi ông sinh sống để đến Tokyo. Nhiều năm xa cách, tình cảm cha con lạnh nhạt đã khiến Kenichi từ chối gặp ông. Nhưng người cha Cao Điền vẫn quyết giúp con trai thực hiện tâm nguyện cuối cùng.
Ông một mình lặn lội đến Vân Nam, Trung Quốc, chuyến đi ngắn ngủi nhưng mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu về cuộc sống mà trước đây ông chưa hề biết, cũng làm ông hiểu ra nhiều điều về thế giới nội tâm của cậu con trai, từ đó nảy sinh những đồng điệu giữa hai cha con.
Cao Điền đã có thể giao tiếp với thế giới nội tâm của con trai và cảm nhận sâu sắc về giá trị của tình thân. Bộ phim kết lại với hình ảnh Kenichi vừa khóc vừa thổi cây sáo mà người cha đã tặng cho cậu. Hai cha con từ biệt nhau.
7. Gone Is the One Who Held Me Dearest in the World - 2002
Điều nổi bật nhất trong bộ phim là khiến khán giả tìm thấy hình ảnh chính mình trong đó.
Trong phim, người mẹ đã không ngại hi sinh bản thân để dành lấy cuộc sống sung túc cho con. Cô con gái chứng kiến người mẹ bệnh tật mà chỉ biết an ủi mẹ rằng khi nào khỏi bệnh sẽ cùng mẹ làm những điều mẹ thích, ăn bánh cho chính tay mẹ làm, rồi cô hôn lên trán mẹ.
Đáp lại, người mẹ khẽ nói: “Tại sao khi con lớn con không còn hôn lên má mẹ nữa?”. Câu hỏi của người mẹ trong phim đã làm thức tỉnh mỗi chúng ta, đã bao lâu rồi ta không dành cử chỉ âu yếm nhất dành cho phụ mẫu.
8. My Sisters and Brothers - 2003
Sau cái chết bất ngờ của bố mẹ, nhân vật chính - 4 anh em trở thành 4 đứa trẻ mồ côi. Bốn đứa trẻ, bốn hoàn cảnh khác nhau, lớn lên với bốn tính cách, trong đó, khiến người xem cảm động nhất lại là người anh cả “bất tài”. Vì giúp cho các em tìm được gia đình tử tế, người anh đã luôn luôn nói với mọi người: “Xin ông bà hãy nhận nuôi em gái cháu..., xin ông bà hãy nhận nuôi em trai cháu...”.
Hình ảnh người anh vừa chạy vừa gọi tên các em sau khi tìm được gia đình thích hợp cho đứa em gái cuối cùng đã lấy đi nước mắt của không ít khán giả.
Người cha trước khi mất đã từng căn dặn: “Ức Khổ, con là anh cả, hãy chăm sóc cho các em thật tốt!”, và anh đã làm được điều đó. Ức Khổ xứng đáng là người anh trai vĩ đại nhất!
9. Postmen In The Mountains - 1999
Bộ phim do Hoắc Kiến Khởi làm đạo diễn - người luôn có xu hướng biến tác phẩm điện ảnh thành một bức tranh thủy mặc. Sự bình yên trong Postmen In The Mountains khiến khán giả không khỏi xúc động.
Phim kể về chuyến đi đưa thư lần cuối cùng của một nhân viên bưu chính sắp phải nghỉ hưu và đứa con trai - người kế thừa công việc của ông. Hai người phải vượt qua những vùng núi non hiểm trở nhưng nên thơ của tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc để đưa những lá thư đến đồng bào các dân tộc miền núi.
Những trải nghiệm trên chuyến đi đã kết nối tình cảm cha con vốn lạnh nhạt do công việc của người cha thường phải xa nhà, đồng thời giúp cho người con trai dần hiểu được phụ thân và công việc đưa thư tưởng chừng vô vị nhưng thật sự đầy ý nghĩa.
10. My Beloved - 1988
Nhắc đến những bộ phim lấy nước mắt khán giả, mỗi người đều có một góc nhìn khác nhau, nhưng My Beloved của điện ảnh Đài Loan lại là bộ phim rất dễ để nói ra những tình tiết gây xúc động.
Tuy rằng bộ phim đã cũ, nhiều người không còn nhớ những tình tiết trong phim, thậm chí quên cả những đoạn cảm động, nhưng lại không thể nào quên hình ảnh đứa trẻ òa khóc trong rạp hát.
Tếng em nhỏ khóc nức nở trong cánh gà, hét lên thảm thiết “Mẹ!...đừng đi, đừng bỏ rơi con...!”. Những điều khiến con người dễ xúc động nhất đôi khi lại là những điều giản đơn nhất. Đó chính là nỗi đau khi tình mẫu tử bị chia lìa.