Trư Bát Giới và trận say nhớ đời

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất

Mã Đức Hoa tự nhận có tửu lượng cao nhưng vất vả lắm mới hoàn thành cảnh quay có sử dụng đạo cụ là rượu thật.

Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng "Tây du ký" phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao. Thế nhưng, để có một tập phim được yêu thích như thế, đoàn làm phim đã trải qua rất nhiều khó khăn mà hiếm người biết được. Chuyên đề Tây Du Ký - Chuyện giờ mới kể sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn chân thật về quá trình thực hiện tác phẩm kinh điển nổi tiếng này.

Trong tập 20 - Tôn Hầu xảo hành y, nhân vật Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới có nhiều thay đổi về phục trang. Cả hai đều thay trang phục thường ngày thành quần áo dân thường của đất nước Chu Tử. Ngoài ra, Ngộ Không còn có thêm râu, phong thái đi lại đĩnh đạc, khoan thai nho nhã nhưng vẫn khiến người xem vô cùng thích thú.

Trư Bát Giới và trận say nhớ đời - 1

Ngộ Không và Trư Bát Giới được phục trang kín đáo và tao nhã hơn hẳn ngày thường.

Trư Bát Giới và trận say nhớ đời - 2

Tạo hình Tôn Ngộ Không có thêm râu trong bộ dạng một thầy lang ở đất nước Chu Tử quốc.

Tương tự, nhân vật "lão Trư" thường ngày khệ nệ ôm bụng, vác bờ cào thì nay cũng thanh tao, đường bệ lên trông thấy. Lý do là cả ba thầy trò được mời vào cung chữa bệnh cho quốc vương nước sở tại, đang mắc bệnh nan y (vì vương hậu bị yêu quái bắt mất, sinh ra trầm cảm tương tư).  Ngộ Không hay tin có chiếu chỉ vua ban tìm người cứu chữa liền tự nhận là thầy thuốc. "Anh khỉ" đã cùng Bát Giới hóa thân thành những thầy lang đến thăm bệnh cho vua.

Khi thực hiện những cảnh quay này, thời tiết đang là mùa xuân, tời âm u và mưa rả rích mấy ngầy liền. Chuyên gia đạo cụ của đoàn là Chân Chí Tài nhận thấy các diễn viên được phục trang quá mỏng manh liền rót rượu vang nho vào bình rượu, đặt trên bàn yến tiệc triều đình thiết khoản thầy trò Đường Đăng. Hành động của Chân Chí Tài có dụng ý giúp các diễn viên cảm thấy ấm hơn trong thời tiết se lạnh của mùa xuân. Nào ngờ, việc tốt lại trở thành sự cố. 

Trư Bát Giới và trận say nhớ đời - 3

Hậu trường cảnh quay tập 19.

Trư Bát Giới và trận say nhớ đời - 4

Thầy trò Đường Tăng vào cung chữa bệnh cho quốc vương Chu Tử quốc.

Nội dung sắp tới mà đoàn thực hiện là quay trường cảnh từ bàn yến tiệc của thầy trò Đường Tăng, cách vách sang bên kia là nơi ngự của quốc vương. Ngộ Không chào hỏi và thăm bệnh cho nhà vua cũng thông qua sợi tơ nhện. Khi đổi vị trí máy quay, đòi hỏi sự phối hợp hết sức ăn ý của diễn viên cũng như các bộ phận khác mới tạo ra sự liền mạch và ăn khớp của một đúp.

Mặc dù là thủ pháp thường xuyên được sử dụng nhưng trong cảnh quay lần này, đoàn đã phải thực hiện đến 5 - 6 lần mới hoàn thành. Hơn nữa, người chịu đựng nhiều hơn cả có lẽ là nhân vật Trư Bát Giới của nghệ sĩ Mã Đức Hoa. Hai cảnh quay đầu, Mã tự thấy là người có tửu lượng tốt, lại đề phòng trời lạnh nên uống liền hai cốc rượu lớn.

Trư Bát Giới và trận say nhớ đời - 5

Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa đã phải kêu trời vì say do uống rượu thật.

Những cảnh quay lại sau đó, Mã không ngần ngại uống một cách nhiệt tình, trong người đã có hơi men và hành động bắt đầu loạng choạng.Mặc dù Mã Đức Hoa đã chuẩn bị tinh thần có thể chếnh choáng say, vì vậy biểu hiện khuôn  mặt vẫn tỏ ra "cam tâm tình nguyện" và uống không hề nao núng. Kết quả sau vài lần quay lại, "anh lợn" đã uống một lượng rượu không hề nhỏ. 

Khá vất vả để cảnh quay hoàn thành và không phải quay lại, Mã Đức Hoa xoa xoa chiếc bụng giả và khẩn khoản: "Cảm ơn trời đất. Nếu phải quay lại vài lần nữa, nhất định không uống rượu nữa, cũng đừng bắt tôi mang bụng giả kẻo nổ tung mất".

Đoàn phim "náo loạn" đoàn tàu

Trên chuyến tàu di chuyển từ Bắc Kinh đến Hàng Châu, hành khách phát hiện thấy có diễn viên đoàn Tây Du Ký thì đổ xô đến tận nơi xem và thăm hỏi. Khách đi tàu mừng vui khôn xiết, ùa vào bắt tay, chìa sách ra xin chữ ký diễn viên trong đoàn, đặc biệt là các diễn viên chính trong vai "anh khỉ" và "anh lợn" như Lục Tiểu Linh Đồng và Mã Đức Hoa.

Thông tin có đoàn Tây Du Ký trên tàu sau đó lan nhanh ra cả tàu nên những hành khách ở các toa bên cạnh cũng nô nức kéo đến, mong tận mắt được nhìn thấy diễn viên trong phim Tây Du Ký.

Trư Bát Giới và trận say nhớ đời - 6

Thầy trò Đường Tăng khiến nhà tàu không nỡ tắt đèn dù đã quá nửa đêm.

Vì quá nhiều khách đều muốn được gặp mặt đoàn Tây Du Ký nên các toa đều chia nhau lần lượt, hết tốp này sẽ đến tốp khác để tránh tình trạng ách tắc giữa các toa, đặc biệt là toa nơi đoàn Tây Du Ký có mặt. Ngay đến nhân viên nhà tàu khi giao ban, đi qua toa có diễn viên Tây Du Ký cũng đi chậm lại để kịp nhìn mặt những Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng... cùng nụ cười thân thiện và ấm áp.

Thông thường từ 22h - 23h nhà tàu sẽ tắt đèn trong các toa chở khách. Tuy nhiên có lẽ lần này do yêu cầu của hành khách, cũng có thể do sự ưu ái của nhà tàu nên đèn chiếu sáng suốt từ khi chuyển bánh cho đến tận đêm khuya. Cuộc giao lưu đầy bất ngờ giữa đoàn phim và khách đi tàu kéo dài mãi không dứt. Nhân viên nhà tàu đành phải khuyên hành khách thì họ mới rời đi dù vẫn còn nấn ná và tiếc nuối.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN